Đổi Bằng Lái Xe Ô Tô Cần Những Gì? Tìm Hiểu Quy Định, Thời Gian, Lệ Phí, Hồ Sơ Cần Chuẩn Bị 2022

Đổi Bằng Lái Xe Ô Tô Cần Những Gì? Tìm Hiểu Quy Định 2022

Đổi Bằng Lái Xe Ô Tô Cần Những Gì? Khi bằng lái xe (GPLX) ô tô sắp hết hạn hay gặp phải vấn đề nào đó thì bạn cần phải đổi giấy phép lái xe ngay nếu không muốn phải thi lại. Để đổi giấy phép lái xe ô tô bạn cũng cần nắm rõ các quy định để quá trình đổi sẽ diễn ra nhanh hơn.

Bên dưới, Nghiện car đã cập nhật một số quy định, thời gian hay lệ phí cần nộp và kể cả hồ sơ cần những gì để đổi bằng lái xe ô tô giúp các bạn nắm bắt được thông tin kịp thời.

Đối tượng, trường hợp được cấp giấy phép lái xe mới

Trường hợp 1:

Giấy phép lái xe theo mẫu cũ bằng giấy bìa vẫn còn thời hạn sử dụng thì vẫn tiếp tục sử dụng, không bắt buộc phải đổi.

Nếu trong trường hợp người có bằng dùng giấy phép lái xe mẫu cũ bằng giấy bìa có nhu cầu đổi hay bị hư hỏng, hết thời hạn hay trong trường hợp giấy phép lái xe cần thay đổi thông tin bị sai sẽ được đổi sang mẫu mới bằng nhựa PET. Trường hợp đổi GPLX đã được khuyến khích thực hiện trước ngày 31/12/2020.

Trường hợp 2: Đổi giấy phép lái xe có thời hạn trước khi hết thời hạn sử dụng; Đổi GPLX bị hỏng vẫn còn thời hạn sử dụng.

Về thời hạn của giấy phép lái xe được quy định như sau:

  • GPLX hạng B1 sẽ có thời hạn đến khi người lái xe đủ 55 tuổi đối với nữ và đủ 60 tuổi đối với nam; trường hợp người lái xe trên 45 tuổi đối với nữ và trên 50 tuổi đối với nam thì GPLX được cấp có thời hạn là 10 năm, kể từ ngày cấp.
  • GPLX hạng B2 có thời hạn là 10 năm, kể từ ngày cấp.
  • GPLX hạng C, D, E có thời hạn 05 năm, kể từ ngày cấp.
  • Thời hạn của GPLX được ghi trên giấy phép lái xe.
Xem thêm  Làm Thế Nào Để Giảm Nồng Độ Cồn, Cách Khử Nồng Độ Cồn Hiệu Quả 2022

Nên theo quy định các loại bằng lái xe ô tô đều có những thời hạn sử dụng nhất định. Sau khi bằng lái xe hết hạn sử dụng hoặc bằng lái xe còn thời hạn sử dụng nhưng bị hư hỏng và người dân muốn tiếp tục lưu thông trên đường sẽ phải làm thủ tục đổi giấy phép lái xe.

Trường hợp 3: Người có giấy phép lái xe hạng E đủ 55 tuổi đối với nam và 50 tuổi đối với nữ, có nhu cầu tiếp tục lái xe, nếu đủ sức khỏe theo quy định pháp luật, được xét đổi giấy phép lái xe từ hạng D trở xuống.

Trường hợp 4: Trường hợp năm sinh, họ, tên, tên đệm ghi trên giấy phép lái xe có sai lệch với giấy chứng minh nhân dân hoặc thẻ căn cước công dân thì cơ quan quản lý giấy phép lái xe làm thủ tục đổi giấy phép lái xe mới phù hợp với thông tin ghi trong giấy chứng minh nhân dân hoặc thẻ căn cước công dân.

Đổi giấy phép lái xe ở đâu, giá bao nhiêu

Đổi giấy phép lái xe ở đâu, giá bao nhiêu

Đổi giấy phép lái xe ở đâu?

Người dân đổi giấy phép lái xe có thể nộp hồ sơ đổi GPLX tại một trong những địa điểm sau:

– Bộ phận tiếp nhận hồ sơ của Sở Giao thông vận tải nơi đã cấp GPLX;

– Bộ phận tiếp nhận hồ sơ của Sở GTVT nơi sinh sống, làm việc;

– Trung tâm phục vụ hành chính công của tỉnh, Tp thuộc Trung ương;

– Tổng cục Đường bộ Việt Nam.

Chi phí đổi giấy phép lái xe

Về phần chi phí, sẽ có 2 loại chính là phí khám sức khỏe và lệ phí nộp theo quy định. Ngoài ra, còn một số chi phí phát sinh như chụp ảnh thẻ, photo và công chứng hồ sơ.

– Giấy khám sức khỏe với chi phí khoảng hơn 350.000 đồng. Người lái có thể đến các trung tâm y tế tại quận, huyện để được khám, xét nghiệm và cấp giấy (lưu ý cần chuẩn bị ảnh 3×4 để dán vào giấy khám sức khỏe).

Xem thêm  400 Triệu Nên Mua Xe Gì? Nên Chọn Ô Tô Cũ hay Mới? Top xe tầm giá 2022

– Lệ phí cấp lại, đổi giấy phép lái xe là 135.000 đồng/ lần (quy định tại Thông tư 188/2016/TT-BTC ngày 08/11/2016). 

Như vậy, tổng chi phí để hoàn thành việc cấp lại, đổi bằng lái xe ô tô giao động khoảng 500.000 đồng.

Đổi Bằng Lái Xe Ô Tô Cần Những Gì? Thủ Tục Cần Thiết

Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ đổi bằng lái xe ô tô

Thủ tục đổi bằng lái xe ô tô, mô tô cần những gì

Điều 38 Thông tư 12/2017/TT-BGTVT hướng dẫn người có nhu cầu đổi bằng lái sắp hết hạn chuẩn bị hồ sơ gồm các giấy tờ sau:

– Đơn đề nghị đổi giấy phép lái xe;

– Giấy khám sức khỏe của người lái xe do cơ sở y tế có thẩm quyền cấp theo quy định, trừ các đối tượng:

+ Người có giấy phép lái xe hạng A1, A2, A3;

+ Người có nhu cầu tách giấy phép lái xe có thời hạn và không thời hạn;

– Bản sao giấy phép lái xe, giấy CMND hoặc thẻ căn cước công dân hoặc hộ chiếu còn thời hạn có ghi số giấy CMND hoặc thẻ căn cước công dân (đối với người Việt Nam) hoặc hộ chiếu còn thời hạn sử dụng (đối với người nước ngoài, người Việt Nam định cư ở nước ngoài).

Nộp hồ sơ đổi bằng lái xe ô tô

Nộp hồ sơ tại Tổng cục Đường bộ Việt Nam hoặc Sở Giao thông Vận tải bất cứ tỉnh, thành phố nào.

Bước 2: Cơ quan có thẩm quyền tiếp nhận hồ sơ

Bước 3: Nộp lệ phí

Theo Thông tư 188/2016/TT-BTC, lệ phí đổi giấy phép lái xe là 135.000 đồng/lần.

Bước 4: Nhận kết quả tại nơi nộp hồ sơ

Thời gian đổi giấy phép lái xe không quá 05 ngày làm việc, kể từ khi nhận hồ sơ đầy đủ theo quy định.

Xem thêm  Kinh Nghiệm Làm Sale Ô Tô, Cách Tìm Kiếm Khách Hàng Tiềm Năng, Kỹ Năng 2022

Lưu ý: Người xin cấp lại bằng có thể trực tiếp đi nộp hồ sơ hoặc nộp kê khai trực tuyến nhưng phải đến chụp ảnh trực tiếp và xuất trình bản chính các hồ sơ nêu trên để đối chiếu.

Thủ tục đổi giấy phép lái xe qua mạng (online)

Bước 1: Bạn truy cập vào trang website của Tổng cục đường bộ Việt Nam để tiến hành nhập thông tin: https://dichvucong.gplx.gov.vn/faces/registration/home.xhtml

Bước 2: Tiến hành chọn thông tin để đăng ký trực tuyến, cụ thể như sau:

Thủ tục đổi giấy phép lái xe qua mạng

– Thủ tục hành chính:

Dịch vụ công cấp độ 3 đổi GPLX: Áp dụng đối với người có Giấy phép lái xe do ngành GTVT quản lý, còn thời hạn hoặc quá hạn dưới 3 tháng.

Dịch vụ công cấp độ 4 cấp GPLX Quốc tế: Người Việt Nam, người nước ngoài có thẻ thường trú tại Việt Nam, có GPLX quốc gia do Việt Nam cấp bằng vật liệu PET, còn giá trị sử dụng.

– Cơ quan giải quyết: Bạn chọn Sở Giao thông – Vận tải ở tỉnh mình hoặc khu vực mình sinh sống gần nhất.

– Địa điểm tiếp nhận: Tùy vào cơ quan bạn chọn lựa mà sẽ có một địa chỉ tiếp nhận khác nhau. 

Sau khi chọn 3 ô ở trên xong, các bạn nhấn vào ô “ĐĂNG KÝ TRỰC TUYẾN” đợi load trang và tiến hành điền đầy đủ thông tin theo yêu cầu.

Bước 3. Nhập thông tin hồ sơ cấp đổi giấy phép lái xe qua mạng

Mục Thông tin giấy phép lái xe

Tại đây, bạn sẽ phải nhập số GPLX Quốc gia, nhập cả phần số và chữ. Nhấn “Tìm kiếm” để tiếp tục.

Nếu tìm thấy, thông tin của bạn sẽ hiện lên, hệ thống sẽ tự điền những thông tin khác (tên, địa chỉ,…) vào các mục.

Nếu không tìm thấy, thì bạn không thể đăng ký được, cũng có nghĩa là bạn không thể đổi giấy phép lái xe qua mạng, mà phải đến trực tiếp cơ quan chức năng để giải quyết.

Xem thêm  Cách Khử Mùi Hôi Trên Xe Hơi, Đơn Giản, Hiệu Quả Mới Nhất 2022

Nhập thông tin hồ sơ cấp đổi giấy phép lái xe qua mạng

Kéo xuống dưới, sẽ là mục tùy chọn Ghép thêm Số GPLX khác nếu bạn có nhu cầu muốn ghép thêm, còn không thì có thể bỏ qua mục này.

chọn Ghép thêm Số GPLX khác

Mục thông tin yêu cầu thay đổi:

Nhập vào mục này nếu bạn muốn thay đổi thông tin về số CMND, địa chỉ nơi cư trú hay thường trú.

Mục thông tin yêu cầu thay đổi

Lưu ý phần địa chỉ: Khi nhập thông tin ‘Nơi cư trú’, bạn cần nhập tên Phường/Xã sau đó chọn từ danh sách hiển thị. Khi nhập thông tin ‘Địa chỉ chi tiết’, bạn nhập số nhà,ngõ/ngách, tên đường. Nếu hệ thống tìm không thấy, nghĩa là bạn nhập chưa đúng.

Còn nếu bạn không muốn thay đổi thông tin thì có thể bỏ qua mục này.

Mục thành phần hồ sơ:

Mục này gồm 3 loại văn bản, đây cũng chính là các loại giấy tờ để các bạn mang đến khi làm thủ tục đổi GPLX.

Mục thành phần hồ sơ

Đính kèm file dữ liệu dạng ảnh chụp hoặc dạng docx, xls, xlsx, pdf, png, jpg, jpeg, gif (dung lượng file không lớn hơn 5MB) vào các ô GPLX, CMND, Giấy khám sức khỏe tương ứng. Hoặc có thể chụp ảnh hoặc dùng file scan để đính kèm.

Lưu ý: Chỉ có trường hợp đổi GPLX giấy bìa sang GPLX bằng vật liệu PET mới được miễn giấy chứng nhận sức khỏe. Các đối tượng này gồm:

– Người có GPLX hạng A2, A1, A3.

– Người có GPLX hạng A4, GPLX ôtô còn thời hạn sử dụng trên 3 tháng.

Mức xử phạt về lỗi bị mất giấy phép lái xe máy, ô tô là bao nhiêu?

Tăng mức phạt với hành vi điều khiển xe không có giấy phép lái xe.

Theo khoản 11 điều 2 Nghị định 123/2021/NĐ-CP; quy định tăng mức phạt đối với người điều khiển các loại xe sau đây không có giấy phép lái xe hoặc sử dụng giấy phép lái xe không do cơ quan có thẩm quyền cấp, giấy phép lái xe bị tẩy xóa:

Xem thêm  Cấu Tạo Động Cơ Ô Tô, Tìm Hiểu Các Bộ Phận, Nguyên Lý Làm Việc 2022

Phạt tiền từ 1 triệu đồng đến 2 triệu đồng; đối với người điều khiển xe mô tô hai bánh có dung tích xi lanh dưới 175 cm3 và các loại xe tương tự mô tô;

phạt tiền từ 4 triệu đồng đến 5 triệu đồng; đối với người điều khiển mô tô hai bánh có dung tích xi lanh từ 175cm3 trở lên, mô tô ba bánh;

Phạt tiền từ 10 triệu đồng đến 12 triệu đồng; đối với người điều khiển ôtô, máy kéo và các loại xe tương tự ôtô.

Đồng thời, Nghị định 123/2021/NĐ-CP vẫn giữ nguyên mức phạt từ 100.000 đến 200.000 đồng đối với người điều khiển mô tô và các loại xe tương tự mô tô không mang theo giấy phép lái xe; và mức phạt 200.000 đến 400.000 đồng đối với người điều khiển ôtô, máy kéo và các loại xe tương tự ôtô không mang theo giấy phép lái xe.

Tạm giữ phương tiện:

Người vi phạm còn bị tạm giữ phương tiện trong thời hạn 07 ngày trước khi ra quyết định xử phạt đối với những hành vi vi phạm phải tuân thủ theo quy định xử phạt theo quy định tại khoản 2 Điều 125 Luật xử lý vi phạm hành chính 2012.

Như vậy, đối với người điều khiển xe mô tô khi tham gia giao thông mà không có giấy phép lái xe thì ngoài bị phạt tiền còn bị tạm giữ phương tiện với thời gian đến 07 ngày.

Đổi giấy phép lái xe ở tỉnh khác nơi đã cấp được không?

Đổi giấy phép lái xe ở tỉnh khác nơi đã cấp được không

Theo Thông tư 12/2017/TT-BGTVT, khi tiến hành làm thủ tục đổi Giấy phép lái xe, người lái xe lập 01 bộ hồ sơ, gửi trực tiếp hoặc bằng hình thức kê khai trực tuyến đến Tổng cục Đường bộ Việt Nam hoặc Sở Giao thông Vận tải.

Xem thêm  Mệnh Kim Mua Xe Màu Gì? Kinh Nghiệm Khi Chọn Mua Xe Hợp Phong Thủy, Những Lưu Ý 2022

Tại quy định này không yêu cầu nơi nộp hồ sơ phải là Sở Giao thông Vận tải nơi cư trú hoặc Sở Giao thông Vận tải nơi đã cấp bằng lái cũ.

Vì thế, người lái xe hoàn toàn được phép đổi bằng lái xe ở tỉnh khác nơi cấp bằng trước đây.

Mặt khác, thẩm quyền của Sở Giao thông Vận tải tại khoản 3 Điều 11 Thông tư 12 (được sửa đổi tại Thông tư 38/2019/TT-BGTVT) cũng được xác định như sau:

Cấp mới, cấp lại Giấy phép đào tạo lái xe theo mã số quản lý cơ sở đào tạo lái xe ô tô trong hệ thống thông tin giấy phép lái xe và gửi Tổng cục Đường bộ Việt Nam bản sao giấy phép đào tạo lái xe đã cấp kèm biên bản kiểm tra cơ sở đào tạo quy định tại Phụ lục XI Nghị định số 65/2016/NĐ-CP.

Như vậy, việc cấp lại Giấy phép đào tạo lái xe thực hiện theo mã số trong hệ thống thông tin giấy phép lái xe. Những dữ liệu này không lấy từ dữ liệu của Sở Giao thông Vận tải từng tỉnh nên cũng có thể hiểu không cần người lái xe phải đổi bằng lái xe tại đúng tỉnh nơi cấp bằng trước kia cho họ.

Quy định này, nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho lái xe nhất là khi Nhà nước đang khuyến khích người dân đổi Giấy phép lái xe bằng giấy bìa sang Giấy phép lái xe bằng vật liệu PET trước ngày 31/12/2020.

Kết luận

Bài viết này là những chia sẻ của Nghiện car mong muốn giúp cho mọi người hiểu được sự cần thiết của Thủ Tục Đổi Bằng Lái Xe Ô Tô, cũng như là hướng dẫn thủ tục nộp hồ sơ như thế nào để tránh mất quá nhiều thời gian để đổi giấy phép lái xe ô tô. Hi vọng, bài viết này mang lại hữu ích cho người đọc.