Ecu Là Gì? Tìm Hiểu Vai Trò, Cấu Tạo, Nguyên Lý Làm Việc, Tác Dụng Của Ecu 2022

Ecu Là Gì? Nguyên Lý Làm Việc, Tác Dụng Của Ecu 2022

Ecu Là Gì? ECU là một hệ thống điều khiển điện tử của xe ô tô. Người ta thường gọi là hộp đen, một bộ phận quan trọng hàng đầu trên xe ô tô.

ECU là gì?

Nếu bạn đã từng xem những bộ phim hình sự, sẽ không thể quên được chi tiết phá án cảnh sát là tìm để ECU xe ô tô để lấy bằng chứng. Vì thế, việc tìm hiểu chi tiết về ECU – bộ não của xe ô tô là rất cần thiết khi bạn tham gia giao thông.

ECU LÀ GÌ

ECU viết tắt là Electronic Control Unit, là bộ điều khiển điện tử được trang bị trên các dòng xe ô tô hiện đại.

Gần như toàn bộ hệ thống trên xe ô tô sẽ được điều khiển bởi ECU. Bộ phận này dùng để tiếp nhận tín hiệu, lưu trữ thông tin, phân tích, gửi đi các tỉnh hiệu và đưa ra quyết định hỗ trợ xe hoạt động sao cho hợp lý với các tình huống.

Cấu thành nên bộ xử lý điều khiển điện tử này là các con chíp máy tính được lập trình sẵn. Với các loại xe hạng sang, có đến vài 100 con chíp điện tử trong hộp ECU.

Việc thiết bị này điều khiển tất cả các tính hiệu điện tử trên xe ô tô. Điều này bao gồm cả việc ECU có thể kiểm soát lượng nhiên liệu đi vào xi lanh của động cơ. Giúp tối ưu hóa hỗn hợp nhiên liệu, không khí trong xi lanh khi nó được nén. Từ đó tối đa hóa công suất của xe và giảm lượng nhiên liệu bị lãng phí. Giữ cho hoạt động của xe ô tô được trơn tru.

Xem thêm  2 Tỷ Nên Mua Xe Gì Nên Chọn Ô Tô Cũ Hay Mới? Top Xe Tầm Giá 2022

Vai trò và cấu tạo của ECU

Vai trò của ECU

Vai trò ECU

Để tạo ra sự thống nhất và ổn định trong việc vận hành ra. Đúng như tên gọi là bộ điều khiển điện tử, ECU gần như chi phối toàn bộ việc điều hành mọi hoạt động của xe ô tô. Với vai trò như sau:

Với cảm biến động cơ và vị trí piston, ECU có thể xác định được thời điểm đánh lửa và thời điểm phun xăng để tối đa hóa hiệu suất hoạt động, giảm tiêu thụ nhiên liệu, tiết kiệm chi phí cho người dùng.

Điều khiển các hoạt động chính của xe: hoạt động điều khiển nhiên liệu, ga tự động, góc phối cam, lực phanh ở vị trí bánh xe, góc đánh lửa,…

Ví như dữ liệu về tải, nhiệt độ, tốc độ động cơ sẽ được đưa về bộ phận ECU, sau đó tiến hành xử lý, tính toán và đưa ra góc đánh lửa sớm để tối ưu theo từng chế độ hoạt động của động cơ ôtô.

Giúp tạo sự chính xác cho khả năng vận hành, ECU và cảm biến liên kết mật thiết với nhau. Làm giảm thiểu những chất độc hại mà xe ô tô thải ra môi trường.

Phát hiện các sự cố bất thường ở các động cơ khác, phân tích và tìm kiếm các phương án khắc phục nhanh nhất. Thông qua khả năng “bắt lệnh” của hệ thống.

Ở các sự cố người lái xe thường xuyên gặp phải, mất kiểm soát, không đảm bảo an toàn. ECU sẽ can thiệp sâu hơn vào hệ thống an toàn như hệ thống cân bằng ESP, hệ thống phanh khẩn cấp,… để điều tiết và xử lý kịp thời.

Xem thêm  Mệnh Thổ Hợp Xe Màu Gì? Ý Nghĩa Của Việc Chọn Màu Xe Hợp Mệnh, Những Lưu Ý 2022

Tóm lại, không thể phủ nhận vai trò quan trọng hàng đầu của bộ phận ECU trong mỗi xe ô tô. Tất cả các hoạt động của các bộ phận khác đều có liên kết và phụ thuộc bởi sự hoạt động của hệ thống ECU này.

Cấu tạo của ECU

Sẽ ra sao nếu một chiếc xe ô tô hiện đại không có ECU, Vậy hãy cùng Nghiện Car tìm hiểu chi tiết về cấu tạo của bộ phận này để hiểu rõ hơn về nó.

Cấu tạo của ECU

Thiết kế gồm ba bộ phận chính và các bộ phận nhỏ phía trong. Bộ phận chính bao gồm: bộ nhớ trong, bộ vi xử lý, đường truyền- BUS.

Đối với bộ nhớ trong ECU: ở bộ phận này sẽ bao gồm bốn yếu tố nhỏ cấu thành với vai trò khác nhau.

  • Yếu tố ROM (Read Only Memory): Có vai trò đọc thông tin độc lập trình sẵn, không ghi, dùng để lưu trữ thông tin thường trực. Và ROM chính là nơi để cung cấp các thông tin cho bộ vi xử lý hay còn gọi là bộ nhớ tạm.
  • Yếu tố RAM (Random Access Memory): Được xem là bộ nhớ dùng để truy xuất ngẫu nhiên, lưu trữ những thông tin được ghi trong bộ nhớ và xác định bởi vi xử lý. Nó có thể đọc và ghi mọi dữ liệu theo bất kỳ địa chỉ nào.
  • Yếu tố PROM (Programmable Read Only Memory): Tại đây, nó cho phép sửa đổi chương trình điều khiển theo những lần khác nhau. Có cấu trúc cơ bản như là ROM, nhưng lại cho phép lập trình.
  • Yếu tố KAM (Keep Alive Memory): Những thông tin nào cung cấp đến bộ vi xử lý ở dạng tạm thời thì sẽ lưu trữ ở KAM. Khi động cơ ôtô ngưng hoạt động hoặc tắt máy, bộ nhớ này vẫn duy trì ghi nhớ. Nhưng nếu tháo nguồn cung cấp từ bình ắc quy đến máy tính thì bộ nhớ sẽ bị mất.
Xem thêm  Vì sao Bảo Hiểm Trách Nhiệm Dân Sự Ô Tô Là Bắt Buộc? Giá 2022

Đối với bộ vi xử lý: đây được xem là não bộ của ECU, vì nó có chức năng thông tin từ cảm biến, phân tích và đưa ra những quyết định.

Những thông tin tín hiệu được thu thập ở cảm biến động cơ sẽ lập tức được gửi đến bộ vi xử lý. Tại đây, thiết bị sẽ có chức năng tính toán, đưa ra mệnh lệnh đến với các bộ phận chấp hành thích hợp. Và bộ vi xử lý này được xem là bộ phận quan trọng nhất ở trong ECU.

Đối với đường truyền – BUS: Khi thông tin đã được đưa về và xử lý, các quyết định hay còn gọi là các lệnh sẽ được đường truyền – BUS chuyển đến các bộ phận chấp hành.

Nguyên lý hoạt động của ECU

Sự phụ thuộc lẫn nhau giữa ECU và hệ thống cảm biến tốc độ của động cơ và các piston quyết định đến nguyên lý hoạt động của bộ phận này.

Nguyên lý hoạt động của ECU

Đầu vào: Những thông tin từ thiết bị cảm biến như cảm biến tốc độ, nhiệt độ, lưu lượng khí nạp,… Và những tín hiệu bật, tắt, dữ liệu từ các module sẽ được ECU ô tô thu thập.

Xử lý: yếu tố bộ vi xử lý ở trong ECU sẽ bắt đầu xác định các thông số kỹ thuật đầu ra theo chỉ dẫn của phần mềm được lưu trữ ở trong thiết bị. Từ đó, ECU có các quyết định cho các bộ phận phù hợp bằng các lệnh.

Xem thêm  Ký Hiệu Biển Số Xe Ô Tô, Lịch Sử, Chữ Cái, Cách Sắp Xếp Biển Số Xe 2022

Đầu ra: thông qua việc tiếp nhận dữ liệu ở các cảm biến, ECU ô tô tiến hành các công việc điều khiển, quản lý mọi hoạt động của động cơ.

  • Để đảm bảo động cơ vận hành hiệu quả, ECU giúp đưa ra lượng cũng rất chính xác.
  • Điều chỉnh thời gian kim phun nhiên liệu mở bằng cách kiểm soát độ rộng xung của kim phun.
  • Nhận các tín hiệu từ cảm biến để quyết định về thời gian hoạt động chính xác của hệ thống đánh lửa.
  • Bộ phận bướm ga được điều khiển bởi ECU thông qua mô tô. Giúp các góc mở bướm ga đạt đến mức giá trị tối đa.

ECU có tác dụng gì trên xe ô tô?

Là một bộ não để tiếp nhận thông tin, chi phối và ghi lại những hoạt động của xe ô tô. Là một bằng chứng cụ thể khi muốn xem lại hành trình hoạt động của tất cả các bộ phận trên xe khi có sự cố. Thì ECU chính là mẫu chốt của mọi vấn đề.

ECU có tác dụng gì trên xe ô tô?

Thứ nhất, ECU sẽ xác định được thời điểm đánh lửa để hệ thống hoạt động tối đa hiệu suất và giảm khả năng tiêu thụ nhiên liệu cho xe.

Thứ hai, ECU giúp lái xe an toàn hơn thông qua việc hỗ trợ điều khiển các bộ phận như phanh khẩn cấp, bổ lực phanh,… xử lý các tình huống lái xe không an toàn.

Thứ ba, có liên kết mật thiết với các động cơ, do đó chẩn đoán bệnh các động cơ để tối ưu công suất và giảm khí thải trong môi trường.

Xem thêm  Lẫy Chuyển Số Trên Vô Lăng Cho Ô Tô, Độ Lẫy, Công Dụng, Cách Sử Dụng 2022

Một số dấu hiệu hư hỏng thường gặp của ECU

Một khi động cơ này cũng chẳng có thể kéo theo hàng loạt những rắc rối cho xe ô tô. Nhưng thông thường, khi có vấn đề, ECU sẽ phát ra các tín hiệu mà tài xế có thể nhận biết. Vậy thì, hãy xem xét kỹ những dấu hiệu hư hỏng của ECU để chủ động tìm kiếm cách khắc phục.

Một số dấu hiệu hư hỏng thường gặp của ECU

Đèn Check Engine bật sáng:

Cách tài xế thường gọi đây là đèn cá vàng, một khi đèn này bật sáng tức là các bộ phận mạch điện, cảm biến đang gặp vấn đề. Nhưng có những trường hợp ECU sẽ phát tín hiệu sai hoặc nhầm. Vì thế, bạn cần kiểm tra nỗi này bằng cách quét mã sự cố theo hướng dẫn của nhà sản xuất.

Xe ô tô bị chết máy hoặc không nổ máy:

dấu hiệu này có thể không thường xuyên hoặc liên tục. Nhưng là do một số trục trặc từ động cơ hộp số hoạt động không bình thường.

Ô tô khó khởi động:

Có thể là do hộp số bị hỏng hoàn toàn dẫn điện quá trình quản lý hoạt động của các động cơ bị gián đoạn khiến xe khó để khởi động hoặc thậm chí là không vận hành được.

Sự bất thường của động cơ:

Tính năng vận hành bị ảnh hưởng có thể do ECU có vấn đề, sẽ làm nhiễu loạn sự tiêu thụ nhiên liệu thời điểm đóng mở van của động cơ. Bạn có thể quan sát bằng mắt thường là cảm nhận xe của mình bị tốn nhiên liệu hơn bình thường, hoạt động giảm công suất và khả năng tăng tốc chậm.

Xem thêm  Các Bước Ghép Xe Dọc Vào Nơi Đỗ, Lùi Chuồng Dọc, Ngang, Hẹp 2022

Nhờ việc hiểu rõ về ECU là gì, nguyên lý và cấu tạo, phát hiện những dấu hiệu hư hỏng của ECU. Từ đó, bạn có thể chủ động khám định kỳ cho xe, đến các trung tâm bảo dưỡng ô tô uy tín để kiểm tra và xử lý các hư hỏng sớm để đảm bảo an toàn khi tham gia giao thông.