So sánh Toyota Hilux và Ford Ranger: Đâu là điểm nổi bật?

So sánh Hilux và Ranger: Đâu là điểm nổi bật? 2022

Ở thị trường xe bán tải tại Việt Nam, so sánh Hilux và Ranger hiện đang là hai dòng xe bán chạy nhất nhì trong phân khúc xe bán tải. Tuy nhiên Toyota Hilux có vẻ đang bị “yếu thế” hơn về danh tiếng và độ phủ sóng so với Ford Ranger.

Có thể mẫu xe bán tải đến từ Mỹ đã quá mạnh, nhưng cũng không phải vì thế mà Hilux không biết “chuyển mình” để cân lại vị thế với việc nâng cấp phiên bản Adventure. Hãy cùng Nghiện Car đặt hai mẫu xe lên bàn cân xem Toyota HiluxFord Ranger đang có những gì?

Giới thiệu chung về Toyota Hilux và Ford Ranger

Toyota Hilux là một trong những dòng xe lâu đời nhất của thương hiệu ô tô đến từ Nhật Bản. “Khai sinh” từ những năm 1968, Toyota Hilux dần trở thành một trong những sự lựa chọn hàng đầu trong phân khúc xe bán tải cỡ trung tại nhiều thị trường.

Toyota Hilux vẫn đang trong quá trình chinh phục người tiêu dùng trong nước, nhưng doanh số không thực sự đạt được như kỳ vọng của nhà sản xuất đến từ Nhật Bản.

Ford Ranger được xem là “vua bán tải” tại Việt Nam với gần 50% thị phần trong phân khúc. Mẫu xe luôn thu hút được nhiều sự quan tâm của khách hàng không chỉ ở Việt Nam mà còn trên cả thế giới, mặc dù phải cạnh tranh quyết liệt với nhiều đối thủ, xong Ranger vẫn giành được một chỗ đứng quan trọng trong lòng khách hàng nhờ việc tái định nghĩa phân khúc, đồng thời đưa ra những chuẩn mực mới về thiết kế, hoàn thiện về tiện nghi cho mẫu xe bán tải qua 4 thế hệ.

Giới thiệu chung về Toyota Hilux và Ford Ranger

So sánh giá bán của Toyota Hilux và Ford Ranger

Phiên bản Toyota Hilux Phiên bản Ford Ranger
Hilux 2.4 4×2 MT 622. 000.000 Ford Ranger XL 4×4 MT 616.000.000
Hilux 2.4 4×2 AT 662. 000.000 Ranger XLS MT 630.000.000
Hilux 2.4 4×4 MT 772.000.000 Ranger XLS AT 650.000.000
Hilux 2.8G 4×4 MLM 878.000.000 Ranger XLT 4×4 MT 752.000.000
Ranger XLT 4×4 AT 779.000.000
Ranger WILDTRAK AT 4×2 853.000.000
Ranger WILDTRAK AT 4×4 918.000.000
Ranger RAPTOR 1.198.000.000

Cả hai mẫu bán tải đều được nhập khẩu nguyên chiếc từ Thái Lan. Có thể thấy mức giá của cả Hilux và Ranger về tổng thể là gần như tương đương nhau. Nhưng nếu xét về 3 phiên bản từ thấp tới cao thì Ranger vẫn đang có mức giá dễ chịu hơn. Việc Ranger có nhiều phiên bản trải dài từ cơ bản đến nâng cao giúp người dùng có nhiều lựa chọn hơn.

Xem thêm  So Sánh Honda Civic vs Toyota Corolla Altis: Đối Thủ Ngang Tầm Giá 2022

Đó cũng là lý do tại sao nhiều người lại tìm tới Ford Ranger hơn, bởi danh tiếng bán tải Ford phổ biến hơn và giá thành cũng mềm, đa dạng sự lựa chọn.

So sánh Hilux và Ranger Về Ngoại Thất

Kích thước

Với chiều cao của gầm là 310mm Toyota Hilux hiện đang là xe bán tải có kích thước gầm cao nhất, cao hơn so với đối thủ Ford Ranger là 200mm. Tuy nhiên về kích thước tổng thể thì Ford Ranger đang chiếm lợi thế lớn hơn 5.326 x 1.860 x 1.830 mm so với 5.330 x 1.855 x 1.815 của Toyota Hilux. Chiều dài cơ sở của xe Ford Ranger 3.200 mm cũng lớn hơn Toyota Hilux 3.085 mm.

Phần đầu xe

Đầu xe Toyota Hilux 2022 có thiết kế cơ bắp với các đường nét tạo khối to, góc cạnh. Phần lưới tản nhiệt được cách tân có viền mạ crom sáng bóng tạo điểm nhấn đặc biệt. Phần khung và thanh ngang chắn giữa đều được làm bằng nhựa đen sần bản rất to dày dặn và cứng cáp. Đường viên nối giữa hai cụm đèn pha, ở chính giữa có nổi bật logo của Toyota.

Phần lưới bên trong được thiết kế với các thanh ngang kim loại mỏng chạy dài. Cản trước bản to sơn đen hầm hố, thiết kế nâng cao kết nối liền mạch với lưới tản nhiệt.

đầu xe của Toyota Hilux

Còn Ford Ranger có thiết kế đầu xe có phần hầm hố và ấn tượng mang đậm phong cách Mỹ với lưới tản nhiệt được thiết kế to bản hình bát giác khá cầu kỳ, được bao bọc bởi cụm đèn trước LED tạo hình chữ C đầy mạnh mẽ.

Ở giữa có thanh ngang vô cùng cứng cáp. Phần thanh ngang này cũng được lựa chọn làm điểm tựa giúp cho logo Ford ở chính giữa cuốn hút và ấn tượng hơn. Hốc hút gió phía trước thiết kế mới thanh thoát, hiện đại và sang trọng hơn. Cản dưới rộng nhằm đem đến một vẻ ngoài táo bạo.

đầu xe của Ford Ranger

Phần thân xe

Thân xe Hilux phiên bản cũng được thay đổi một vài chi tiết giúp tăng tính thể thao cho xe. Mâm xe hợp kim đúc 5 chấu to khỏe, kích thước 18 inch được sơn đen mạnh mẽ. Phần gương chiếu hậu được mạ crom sang trọng.

Xem thêm  So Sánh Hyundai Palisade và Ford Explorer: Cuộc Chiến Không Khoan Nhượng

Phiên bản Adventure cao cấp nhất cũng trang bị bộ ốp thân xe tăng chất cơ bắp. Tay nắm cửa cũng được mạ crom tạo điểm nhấn nổi bật cho thân xe. Đặc biệt, bậc bước chân rất chất lượng khi được làm bằng nhôm với nhựa chống trượt ốp ở trên.

thân xe Toyota Hilux 2022

Phần thân của Ranger được thiết kế với vẻ ngoài cơ bắp, vạm vỡ hơn hẳn với phần ốp bánh xe vồng cong lên ôm trọn lấy lốp và mâm xe cỡ lớn từ 17 – 20 inch. Những đường gân dập nổi trên thân xe càng nhấn mạnh vào diện mạo hầm hố của chiếc bán tải cùng bộ mâm hợp kim 6 chấu kép được sơn xám nổi bật. Hốc bánh xe cao tạo nên dáng dấp của một mẫu xe địa hình thực thụ.

thân xe của Ford Ranger

Phần đuôi xe

Hilux được đánh giá là có phần đuôi xe khá mượt tạo được thiện cảm với người đối diện. Hai cụm đèn hậu kiểu dáng tam giác đổ dốc xuống đáy bố trí ôm sát lấy phần thân xe. Phần ốp nắm tay phía sau với tạo hình lục giác kèm logo được mạ crom trông nổi bật. Nắp thùng hàng được gắn với khung xe bởi các khớp cứng thay vì dây thép, cho khả năng chịu tải và cố định tốt hơn.

đuôi xe Toyota Hilux và Ford Ranger

Phần đuôi xe được thiết kế khá đơn giản. Cụm đèn hậu được chia rõ thành 3 khoang theo hình dọc với tạo hình khối kết hợp với các đường dập nổi ngang trên cửa thùng xe nhìn bắt mắt và chắc chắn.

Đèn báo phanh dạng LED được đặt phía sau trên nóc cabin hành khách. Bậc lên xuống đồng thời cũng là cản sau làm bằng nhựa cao cấp, đây cũng là nơi gắn biển số xe. Khoang chở hàng phía sau được thiết kế lớn. Cửa sau thùng xe được thiết kế với thanh xoắn giúp mở và đóng nắp thùng xe rất nhẹ nhàng

Trang bị ngoại thất

TRANG BỊ NGOẠI THẤT TOYOTA HILUX FORD RANGER
Đèn chiếu sáng LED projector, tự động bật/ tắt HID Projector tự động bật/ tắt
Đèn ban ngày LED LED
Đèn sương mù Bi-LED Halogen projector
Đèn xi nhan LED Halogen
Đèn hậu LED Halogen
Gương chiếu hậu Chỉnh điện, gập điện, tích hợp LED Chỉnh điện, gập điện, tích hợp LED
Gạt mưa Tự động Tự động
Tay nắm cửa Có nút đóng/ mở cửa thông minh Cảm biến đóng/ mở cửa thông minh
La- zăng 18 inch 18 inch
Xem thêm  So sánh Vinfast Fadil vs Hyundai Grand i10 Chi Tiết Nhất - Xe Nào Xứng Đáng Chi Tiền Hơn?

So sánh về nội thất của Toyota Hilux và Ford Ranger

Phần khoang lái

Phần khoang lái Toyota Hilux có thiết kế tương đối cầu kỳ. Đầu tiên là khu vực táp-lô trung tâm cửa gió điều hoà, đồng hồ hiển thị thời gian được tách biệt ở bên trên táp-lô tương đối phức tạp. Cụm đồng hồ trợ lái của Hilux được thiết kế hai vòng hai bên kết hợp với màn hình tại vị trí chính giữa

khoang lái của Toyota Hilux 2022

Về phần Ford Ranger ngoài màn hình giải trí, khu vực điều khiển điều hoà đã mang đến sự gọn gàng với những phím bấm chức năng được tinh chỉnh nhỏ hơn, gia tăng tính thẩm mỹ cho xe. Vô-lăng trên Ranger được trang bị loại 4 chấu, phía sau là màn hình hai bên kết hợp với một đồng hồ tại vị trí chính giữa.

khoang lái của Ford Ranger

Khoang hành khách

Khoang hành khách trên Toyota Hilux được đánh giá khá rộng rãi, tuy nhiên độ ngả cho tựa lưng ghế chưa được đánh giá cao khi không thể tùy chỉnh độ ngả. Có bệ tỳ tay và vị trí để cốc đựng nước có thể điều chỉnh linh hoạt tùy nhu cầu sử dụng của hành khách. Có điều hòa tự động cho hàng ghế sau.

khoang hành khách Toyota Hilux

Hàng ghế sau của xe Ford Ranger khá là thoải mái bởi khoảng cách khá lớn với ghế trước cho phép đến 60/40, vị trí ngồi ở ghế sau đều tích hợp tựa đầu còn để chân 902 mm, tạo được cảm giác ngồi thoải mái và rộng rãi.

Xe cũng được trang bị bệ tỳ tay và vị trí để cốc đựng tại vị trí trung tâm. Nhược điểm của lưng ghế sau là vẫn hơi đứng và chưa có cửa gió điều hoà riêng như của đối thủ Toyota Hilux.

khoang hành khách Ford Ranger

Phần ghế ngồi

Về phần ghế ngồi có thể nói rằng Ford Ranger đang bị mất điểm nặng trước đối thủ Hilux khi ghế trên xe chỉ được trang bị là ghế nỉ, chứ không phải chất liệu da cao cấp như trên Hilux. Thực tế, ghế nỉ cũng là chất liệu tốt và dễ vệ sinh, tuy nhiên lại dễ bám bẩn cũng như nóng nực hơn so với ghế da.

Xem thêm  So Sánh Ford Fiesta Và Honda City: Cuộc Chiến Hạng B

Ghế lái trên cả hai xe đều có chức năng chỉnh điện 8 hướng để giúp chủ xe có cảm giác thoải mái nhất khi lái xe đường dài. Tuy nhiên lại một lần nữa phải nói rằng Hilux tiếp tục dẫn trước khi ngay cả ghế hành khách của xe cũng có thêm chỉnh tay 4 hướng tiện ích.

ghế ngồi của Ford Ranger

Chế độ lái

Khả năng vận hành của hai mẫu xe được hỗ trợ tối đa nhờ các hệ thống đi kèm. Ford Ranger được tích hợp treo trước dạng độc lập, tay đòn kép, lò xo trụ và ống giảm chấn, treo sau dạng nhíp với ống giảm chấn.

Phanh trước của xe là dạng đĩa. Trong khi đó, đối thủ Nhật Bản được trang bị treo trước/sau tay đòn kép/nhíp lá, phanh trước đĩa thông gió. Bên cạnh đó, cả 2 mẫu xe có điểm chung là phanh sau dạng tang trống giúp xe thích ứng nhanh với tốc độ cao.

Lợi thế của Ford Ranger khi sử dụng hệ thống lái trợ lực điện cùng với thêm 2 chế độ lái Power/Eco, cho người lái những tùy chọn khác nhau về cách vận hành của xe. Trong khi đó, Toyota Hilux mới vẫn trung thành với hệ thống trợ lực lái thủy lực, hệ thống treo trước tay đòn kép và hệ thống treo sau nhíp lá.

Trang bị nội thất

màn hình của Ford Ranger

Trang bị Toyota Hilux Ford Ranger
Màn hình Màn hình cảm ứng 7 inch kết nối đa phương tiện Màn hình cảm ứng TFT 8 inch kết nối đa phương tiện
Âm thanh 9 loa JBL (1 loa siêu trầm) 6 loa và hệ thống chống ồn chủ động
Bảng đồng hồ trung tâm TFT 4.2 inch Analog với hai màn hình
Cửa sổ chỉnh điện Tự động 1 chạm Tự động 1 chạm
Chất liệu ghế Da Nỉ
Ghế lái Chỉnh điện 8 hướng Chính điện 8 hướng
Ghế sau Không gập được Gập được

So sánh về công nghệ và tiện ích của Toyota Hilux và Ford Ranger

Ford Ranger Toyota Hilux
Hộp số Tự động 10 cấp Tự động 6 cấp
Hệ thống mã hóa động cơ Không
Phanh trước Đĩa Đĩa thông gió
Phanh sau Tang trống
Treo trước/sau Dạng độc lập, tay đòn kép, lò xo trụ và ống giảm chấn/nhíp với ống giảm chấn Tay đòn kép/nhíp lá
Điều hòa Tự động 2 vùng khí hậu Tự động 2 vùng độc lập có hốc gió phụ
Thông tin giải trí Màn hình cảm ứng 8 inch, đầu đầu CD 1 đĩa, AM/FM, iPod, công nghệ giải trí SYNC Gen 3 Đầu DVD, màn hình cảm ứng 7 inch, đàm thoại rảnh tay, kết nối AUX
Ghế ngồi Móc ghế an toàn cho trẻ em, có cấu trúc giảm chấn thương cổ.
Xem thêm  So sánh Kia Sorento vs Mazda CX-5: Mẫu xe CUV đáng mua nhất?

So sánh về thông số kỹ thuật động cơ

So sánh về thông số kỹ thuật động cơ Toyota Hilux hay Ford Ranger

Toyota Hilux Ford Ranger
Kích thước xe 5.330 x 1.855 x 1.815 mm 5.326 x 1.860 x 1.830 mm
Chiều dài cơ sở 3.085 mm 3.200 mm
Khoảng sáng gầm xe 310 mm 200 mm
Dung tích bình nhiên liệu 80 lít 80 lít
Động cơ Turbo Diesel 2.8L I4, phun nhiên liệu trực tiếp Bi-Turbo Diesel 2.0L I4 TDCi, DOHC có làm mát khí nạp
Mức tiêu hao nhiên liệu 9 lít/100 km 10 lít/100 km
Công suất tối đa (Hp/rpm) 201/3.400 210/3.750
Mô men xoắn cực đại (Nm/rpm) 500/1.600 500/1.750 – 2.500
Hộp số Tự động 6 cấp Tự động 10 cấp
Hệ dẫn động 4WD, gài cầu điện 4WD, gài cầu điện

So sánh về trang bị an toàn Toyota Hilux và Ford Ranger

So sánh về trang bị an toàn Toyota Hilux và Ford Ranger

Toyota Hilux Ford Ranger
Khoá vi sai
Trợ lực lái Thuỷ lực biến thiên Trợ lực điện
Hệ thống treo trước Tay đòn kép Độc lập, tay đòn kép, lò xo trụ và ống giảm chấn
Hệ thống treo sau Nhíp lá Nhíp lá với ống giảm chấn
Hỗ trợ khởi hành ngang dốc
Camera lùi
Phanh ABS, EBD
Hệ thống chống trượt Có (A-TRC) Không
Hệ thống kiểm soát hành trình
Hệ thống cảnh báo va chạm Không
Hệ thống kiểm soát lực kéo
Túi khí 7 6

Kiểm tra vận hành

Cầm lái thực tế Hilux 2.8G quả thực mang đến trải nghiệm khác biệt khá rõ, xe vận hành mượt mà hơn, khỏe khoắn và thậm chí có cả độ bốc. Di chuyển trong đô thị nếu ở chế độ ECO mode, vòng tua máy thường dưới 1.700 vòng/phút. Ra đến cao tốc khi chạy tốc độ cao ổn định vòng tua máy cũng không vượt 2.000 vòng/phút.

Vòng tua không quá lớn giúp xe tránh tình trạng bị gằn như các đời trước. Ở tốc độ 90 – 100km/h, động cơ vẫn rất êm ái. Động cơ khoẻ hơn giúp người lái có thể tự tin thực hiện các pha vượt nhanh không cần đắn đo nhiều. Đặc biệt khi đạp ga, động cơ vẫn tăng tốc rất mượt. Đây là điểm hơi bất ngờ với một chiếc bán tải dùng động cơ dầu Diesel như Hilux.

Xem thêm  So Sánh Ford Everest và Toyota Fortuner: Đối Thủ Xứng Tầm

Còn đối với Ford Ranger một cái tên không xa lạ luôn được người dùng đánh giá cao bởi khả năng cân bằng tốt giữa off-road và on-road. Ford Ranger được nhiều nhận xét là mẫu bán tải có khả năng di chuyển rất tốt ở đô thị không thua kém các mẫu SUV. Ra đến đường trường, Ford Ranger “thoát xác”, bứt tốc nhanh hơn.

Với phiên bản Bi Turbo Diesel 2.0L, nhiều người đánh giá dù xe chạy tốc độ 100 – 120 km/h nhưng vẫn còn thấy dư thừa sức mạnh. Tuy nhiên ở dải tốc cao, một số ý kiến cho rằng Ranger cho cảm giác “hơi lành”. Nếu muốn có được trải nghiệm thể thao, “đã” hơn thì nên chuyển từ chế độ lái D sang S.

Nên mua Toyota Hilux hay Ford Ranger?

Xét trong phân khúc bán tải thì Toyota Hilux và Ford Ranger đều là những chiếc xe đang được khách hàng đánh giá cao. Toyota tuy là một thương hiệu được khách hàng Việt Nam tin tưởng, nhưng về phân khúc bán tải thì có thể vẫn đuối hơn Ford với sự thực dụng cùng động cơ khỏe khoắn.

Nhưng nếu là người thích sự trải nghiệm thú vị thì chắc chắn Hilux là cái tên đáng cân nhắc với các thiết bị tiện ích và an toàn cũng như giá bán xe. Toyota Hilux bản nâng cấp mới có sự “lột xác” về thiết kế, đồng thời được bổ sung hệ thống an toàn Toyota Safety Sense với nhiều tính năng công nghệ không thua kém so với Ranger.

Chính vì vậy, trong tương lai, có thể Hilux sẽ có thể chiếm lĩnh thị trường này.

Nên mua Toyota Hilux hay Ford Ranger?

Kết luận

Với những thông tin so sánh mà Nghiện car chia sẻ trên, phần nào đã giải đáp và định hướng khách hàng trong việc lựa chọn mẫu xe nào phù hợp mục đích cá nhân, tài chính. Hy vọng qua bài viết so sánh về xe Toyota Hilux và Ford Ranger sẽ tìm ra những câu trả lời hài lòng cho bạn.