Phí bảo trì đường bộ là một trong những loại phí bắt buộc đối với xe ô tô để được phép lưu thông trên đường. Tuy nhiên không phải ai cũng hiểu rõ về loại phí này. Vậy hãy cùng Nghiện car giải đáp những thắc mắc liên quan đến phí đường bộ này nhé.
Phí bảo trì đường bộ là gì?
Phí bảo trì đường bộ là tên gọi khác của phí sử dụng đường bộ, là một loại phí mà các chủ phương tiện giao thông phải nộp để sử dụng cho mục đích bảo trì, nâng cấp đường bộ do nhà nước thu từ các phương tiện.
Mức phí được thu theo năm do nhà nước quy định. Sau khi chủ phương tiện nộp phí bảo trì đường bộ, xe sẽ được dán tem vào kính chắn gió phía trước. Trên tem sẽ ghi rõ ngày hết hạn để chủ xe nộp phí lần tiếp theo. Thường thì tem sẽ được phát khi chủ xe đi đăng ký đăng kiểm.
Cần lưu ý rằng Phí bảo trì đường bộ và phí cầu đường là hai loại khác nhau để tránh nhầm lẫn. Phí cầu đường là phí mà các chủ phương tiện nộp trực tiếp tại các BOT trên các con đường.
Phí cầu đường là phí mà nhà nước thu để bù lại chi phí bỏ ra để làm đường, thu phí trực tiếp mỗi lần đi bằng trạm thu BOT. Chính vì thế mà chủ xe phải phân biệt phí bảo trì đường bộ và phí cầu đường là hoàn toàn khác nhau.
Nguồn gốc ra đời mức biểu phí bảo trì đường bộ như thế nào?
Đường bộ là phần diện tích của đường, cầu đường bộ, hầm đường bộ, bến phà đường bộ được nhà nước hoặc tập thể tiến hành xây dựng để các phương tiện vận tải và người tham gia giao thông.
Trong quá trình sử dụng đường bộ thì sẽ có sự hao mòn, xuống cấp và thao tác bảo trì,sửa chữa là yếu tố không thể thiếu. Muốn có đủ tài chính để bảo trì và sửa chữa thì cần tiến hành thu phí đối với phương tiện tham gia giao thông. Vậy nên biểu phí sử dụng đường bộ là một trong những nguồn thu vô cùng quan trọng đối với ngân sách nhà nước.
Mức biểu phí này được ban hành theo thông tư số 113/2014/TT-BTC vào ngày 11/09/2014 và do Bộ Tài Chính ban hàng. Mức thu phí sẽ phụ thuộc vào từng loại phương tiện và được nộp theo chu kỳ đăng kiểm hoặc theo từng năm, từng tháng tùy thuộc vào chủ sở hữu của phương tiện.
Đối tượng chịu phí bảo trì đường bộ
Căn cứ theo Điều 4 Thông tư 70/2021/TT-BTC quy định: Tổ chức, cá nhân sở hữu, sử dụng hoặc quản lý phương tiện (sau đây gọi chung là chủ phương tiện) thuộc đối tượng chịu phí theo quy định tại Điều 2 Thông tư 70/2021/TT-BTC là người nộp phí sử dụng đường bộ.
Trong đó, đối tượng chịu phí quy định tại Điều 2 Thông tư 70/2021/TT-BTC bao gồm:
Đối tượng chịu phí sử dụng đường bộ là các phương tiện giao thông cơ giới đường bộ đã đăng ký, kiểm định để lưu hành (có giấy chứng nhận đăng ký xe và biển số xe, có giấy chứng nhận kiểm định), bao gồm: Xe ô tô, xe đầu kéo và các loại xe tương tự (sau đây gọi chung là ô tô).
Tất cả xe ô tô đã đăng ký lưu hành đều phải đóng phí bảo trì đường bộ. Kể cả khi xe ô tô không tham gia giao thông nhưng đã đăng ký lưu hành cũng phải đóng phí này. Theo quy định của Bộ Giao thông vận tải, phí đường bộ sẽ phụ thuộc vào số chỗ ngồi đối với xe du lịch và xe bán tải, trong khi xe tải sẽ dựa vào tải trọng xe.
Định nghĩa này không bao gồm xe gắn máy.
Mức phí bảo trì đường bộ
Từ ngày 1/10/2021 theo Thông tư số 70/2021/TT-BTC do Bộ Tài chính ban hành, quy định rõ về chế độ thu, mức thu, nộp, miễn, quản lý và sử dụng phí đường bộ. Các mức thu phí sử dụng đường bộ từ 1/10/2021 được thực hiện như sau:
Loại phương tiện chịu phí | Mức phí thu (nghìn đồng) | |||||
1 tháng | 6 tháng | 12 tháng | 18 tháng | 24 tháng | 30 tháng | |
Xe chở người dưới 10 chỗ đăng ký xe theo tên cá nhân (xe 7 chỗ, xe 5 chỗ, xe 4 chỗ) | 130 | 780 | 1.560 | 2.280 | 3.000 | 3.660 |
– Xe chở người dưới 10 chỗ (trừ xe đăng ký tên cá nhân)
– Xe tải, xe ô tô chuyên dùng có khối lượng toàn bộ dưới 4.000 kg – Các loại xe buýt vận tải hành khách công cộng (bao gồm cả xe đưa đón học sinh, sinh viên, công nhân được hưởng chính sách trợ giá như xe buýt) – Xe chở hàng và xe chở người 4 bánh có gắn động cơ |
180 | 1.080 | 2.160 | 3.150 | 4.150 | 5.070 |
– Xe chở người từ 10 chỗ đến dưới 25 chỗ
– Xe tải, xe ô tô chuyên dùng có khối lượng toàn bộ từ 4.000 kg đến dưới 8.500 kg |
270 | 1.620 | 3.240 | 4.730 | 6.220 | 7.600 |
– Xe chở người từ 25 chỗ đến dưới 40 chỗ
– Xe tải, xe ô tô chuyên dùng có khối lượng toàn bộ từ 8.500 kg đến dưới 13.000 kg |
390 | 2.340 | 4.680 | 6.830 | 8.990 | 10.970 |
– Xe chở người từ 40 chỗ trở lên; xe tải, xe ô tô chuyên dùng có khối lượng toàn bộ từ 13.000 kg đến dưới 19.000 kg
– Xe đầu kéo có khối lượng bản thân cộng với khối lượng cho phép kéo theo đến dưới 19.000 kg |
590 | 3.540 | 7.080 | 10.340 | 13.590 | 16.600 |
-Xe tải, xe ô tô chuyên dùng có khối lượng toàn bộ từ 19.000 kg đến dưới 27.000 kg
– Xe đầu kéo có khối lượng bản thân cộng với khối lượng cho phép kéo theo từ 19.000 kg đến dưới 27.000 kg |
720 | 4.320 | 8.640 | 12.610 | 16.590 | 20.260 |
– Xe tải, xe ô tô chuyên dùng có khối lượng toàn bộ từ 27.000 kg trở lên
– Xe đầu kéo có khối lượng bản thân cộng với khối lượng cho phép kéo theo từ 27.000 kg đến dưới 40.000 kg |
1.040 | 6.240 | 12.480 | 18.220 | 23.960 | 29.270 |
Xe ô tô đầu kéo có khối lượng bản thân cộng với khối lượng cho phép kéo theo từ 40.000 kg trở lên | 1.430 | 8.580 | 17.160 | 25.050 | 32.950 | 40.240 |
Trong đó:
– Mức thu của 01 tháng năm thứ 2 (từ tháng thứ 13 – 24 tính từ khi đăng kiểm và nộp phí) bằng 92% mức phí của 01 tháng trong Biểu nêu trên.
– Mức thu của 01 tháng năm thứ 3 (từ tháng thứ 25 – 30 tính từ khi đăng kiểm và nộp phí) bằng 85% mức phí của 01 tháng trong Biểu nêu trên.
Lưu ý : Phương tiện dù có đi trên đường hay không, đi ít hay nhiều, thì chủ xe vẫn phải nộp loại phí bảo trì đường bộ. Nếu không nộp, mặc dù không bị phạt nhưng khi đi đăng kiểm, đơn vị đăng kiểm sẽ cộng dồn khoảng thời gian mà chủ xe chưa nộp vào và thu lại toàn bộ sau đó.
Loại phương tiện nào được miễn phí bảo trì đường bộ?
Loại phương tiện quy định tại khoản 1 Điều 2 Thông tư 70/2021/TT-BTC không chịu phí sử dụng đường bộ trong các trường hợp sau:
- Bị hủy hoại do tai nạn hoặc thiên tai.
- Bị tịch thu hoặc bị thu hồi giấy chứng nhận đăng ký xe, biển số xe.
- Bị tai nạn đến mức không thể tiếp tục lưu hành phải sửa chữa từ 30 ngày trở lên.
- Xe kinh doanh vận tải thuộc doanh nghiệp, hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã kinh doanh vận tải (sau đây gọi chung là doanh nghiệp) tạm dừng lưu hành liên tục từ 30 ngày trở lên.
- Xe ô tô của doanh nghiệp không tham gia giao thông, không sử dụng đường thuộc hệ thống giao thông đường bộ (chỉ được cấp Giấy chứng nhận kiểm định và không cấp Tem kiểm định theo quy định về kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường phương tiện giao thông cơ giới đường bộ của Bộ Giao thông vận tải), chỉ sử dụng trong phạm vi Trung tâm sát hạch lái xe, nhà ga, cảng, khu khai thác khoáng sản, nông, lâm, ngư nghiệp, công trường xây dựng (giao thông, thủy lợi, năng lượng).
- Xe ô tô đăng ký, đăng kiểm tại Việt Nam những hoạt động tại nước ngoài liên tục từ 30 ngày trở lên.
- Xe ô tô bị mất trộm trong thời gian từ 30 ngày trở lên.
Các trường hợp nêu tại khoản 2 Điều 2 Thông tư 70/2021/TT-BTC không chịu phí nếu có đủ hồ sơ đáp ứng các quy định tại Điều 9 Thông tư này.
Trường hợp xe ô tô đó đã được nộp phí sử dụng đường bộ, chủ phương tiện sẽ được trả lại số phí đã nộp (áp dụng cho xe ô tô bị hủy hoại; bị tịch thu hoặc bị thu hồi giấy chứng nhận đăng ký xe, biển số xe không tiếp tục lưu hành) hoặc được trừ vào số phí phải nộp của kỳ sau (áp dụng đối với xe ô tô vẫn tiếp tục được lưu hành) tương ứng với thời gian không sử dụng đường bộ.
Không áp dụng khoản 2 Điều 2 Thông tư 70/2021/TT-BTC đối với xe ô tô của lực lượng quốc phòng, công an.
Chưa thu phí đối với xe ô tô mang biển số nước ngoài (bao gồm cả trường hợp xe được cấp đăng ký và biển số tạm thời) được cơ quan có thẩm quyền cho phép tạm nhập, tái xuất có thời hạn theo quy định của pháp luật.
Không nộp phí bảo trì đường bộ có bị phạt không?
Căn cứ theo Nghị định 100/2019/NĐ-CP, hiện không có quy định xử phạt về việc các chủ xe không nộp phí bảo trì đường bộ.
Tuy không bị xử phạt nhưng khi đến thời hạn mang xe đi kiểm định, đơn vị đăng kiểm sẽ truy thu số phí bảo trì đường bộ mà chủ phương tiện chưa nộp trước đó. Cụ thể Điểm a khoản 1 Điều 6 Thông tư 70/2021/TT-BTC quy định:
Trường hợp chủ phương tiện chưa nộp phí sử dụng đường bộ của các chu kỳ đăng kiểm trước theo thời hạn quy định thì ngoài số phí phải nộp cho chu kỳ tiếp theo, chủ phương tiện còn phải nộp số phí chưa nộp của chu kỳ trước.
Trường hợp chu kỳ đăng kiểm có thời gian trước 01/01/2013 thì thời điểm xác định phí tính từ ngày 01/01/2013. Đơn vị đăng kiểm sẽ truy thu số phí phải nộp của chu kỳ trước, số phí phải nộp bằng mức thu phí của 1 tháng nhân với thời gian nộp chậm.
Vậy mặc dù không bị xử phạt nhưng khi phát hiện ô tô quá hạn nộp phí sử dụng đường bộ, thế nên chủ xe cần chủ động nộp phí sử dụng đường bộ theo đúng quy định.
Thời gian nộp phí bảo trì đường bộ
Căn cứ theo Điều 6 Thông tư 293, dựa vào phương thức đóng phí đường bộ mà thời gian nộp phí bảo trì được quy định như sau:
Nộp theo chu kỳ đăng kiểm
Xe ô tô có chu kỳ đăng kiểm từ 1 năm trở xuống: Chủ phương tiện nộp phí đường bộ cho cả chu kỳ đăng kiểm và được cấp Tem nộp phí đường bộ tương ứng với thời gian nộp phí.
Xe ô tô có chu kỳ đăng kiểm trên 1 năm (18, 24 và 30 tháng): Chủ phương tiện phải nộp phí đường bộ theo năm (12 tháng) hoặc nộp cho cả chu kỳ đăng kiểm (18, 24 và 30 tháng) và được cấp Tem nộp phí đường bộ tương ứng với chu kỳ đăng kiểm.
Nộp phí theo năm dương lịch
Các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp có nhu cầu nộp phí đường bộ theo năm (dương lịch) gửi thông báo bằng văn bản (lần đầu hoặc khi phát sinh tăng, giảm phương tiện) đến đơn vị đăng kiểm và thực hiện nộp phí đường bộ theo năm đối với các phương tiện của mình.
Hàng năm, trước ngày 1/1 của năm tiếp theo, chủ phương tiện phải đến đơn vị đăng kiểm nộp phí đường bộ cho năm tiếp theo. Khi thu phí, đơn vị đăng kiểm cấp Tem nộp phí đường bộ cho từng xe tương ứng thời gian nộp phí.
Nộp phí theo tháng
Doanh nghiệp, hợp tác xã kinh doanh vận tải có số phí đường bộ phải nộp từ 30 triệu đồng/tháng trở lên được thực hiện nộp phí theo tháng. Doanh nghiệp, hợp tác xã có văn bản (lần đầu hoặc khi phát sinh tăng, giảm phương tiện) gửi đơn vị đăng kiểm và thực hiện nộp phí.
Hàng tháng, trước ngày 01 của tháng tiếp theo, doanh nghiệp phải đến đơn vị đăng kiểm (đã đăng ký nộp phí theo tháng) nộp phí cho tháng tiếp theo. Khi thu phí, tổ chức thu phí cấp Tem nộp phí sử dụng đường bộ tương ứng thời gian nộp phí.
Nộp phí bảo trì đường bộ ở đâu?
Các trạm đăng kiểm xe cơ giới nơi gần nhất
Chủ phương tiện thường chọn các trạm đăng kiểm gần nhất để nộp sẽ thuận tiện hơn và tiết kiệm thời gian.
Trạm thu phí trên các Quốc lộ
Trên các tuyến đường quốc lộ sẽ có các trạm thu phí đường bộ mà lái xe thường xuyên sẽ đi qua, chủ xe có thể đóng phí tại đây. Tuy nhiên, chủ xe cần phải lưu ý một việc này là phân biệt rõ giữa trạm thu phí bảo trì đường bộ và trạm thu phí cầu đường BOT là hoàn toàn khác nhau.
Tại các trụ sở UBND xã, phường, TT, huyện gần nhất
Ở các trụ sở UBND xã, phường, thị trấn, quận huyện đều có thể đóng phí bảo trì đường bộ.
Những quy định mới với ô tô có hiệu lực từ 1/10
Không phải xuất trình bảo hiểm khi đi đăng kiểm xe ô tô
Theo Thông tư 16/2021/TT-BGTVT (có hiệu lực từ 1/10/2021), chủ xe khi làm thủ tục kiểm định ô tô lần đầu hay định kỳ sẽ không phải xuất trình giấy chứng nhận bảo hiểm ô tô.
Như vậy, người đi đăng kiểm xe ô tô sẽ cắt giảm được một số giấy tờ và thủ tục nhất định trong mọi trường hợp đăng kiểm.
Tăng gấp đôi thời hạn đăng kiểm với xe kinh doanh vận tải
Theo Thông tư 16/2021/TT-BGTVT về kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường phương tiện giao thông cơ giới đường bộ do Bộ Giao thông vận tải ban hành, chu kỳ kiểm định đối với ô tô chở người các loại đến 9 chỗ có kinh doanh vận tải đã được tăng thời hạn.
Xe kinh doanh vận tải có tem đăng kiểm riêng
Thông tư 16/2021/TT-BGTVT quy định về mẫu tem kiểm định mới để phân biệt giữa ô tô có kinh doanh vận tải và ô tô không kinh doanh vận tải. Cụ thể tem kiểm định màu vàng cam cho xe ô tô kinh doanh vận tải, tem kiểm định màu xanh cho xe không kinh doanh.
Ô tô dính phạt nguội vẫn được đăng kiểm tạm 15 ngày
Tại khoản 3 Điều 9 Thông tư 16/2021/TT-BGTVT quy định các trường hợp xe vi phạm giao thông nhưng quá hạn không chấp hành giải quyết vi phạm, nộp phạt theo quy định tại Nghị định số 100/2019 của Chính phủ vẫn được các trung tâm đăng kiểm tiếp nhận kiểm định xe. Tuy nhiên, chủ xe chỉ được cấp giấy chứng nhận kiểm định tạm thời có thời hạn hiệu lực 15 ngày.
Bốn trường hợp ô tô bị cảnh báo đăng kiểm
- Xe có khiếm khuyết, hư hỏng, kiểm định không đạt
- Xe thanh lý không có thông tin trong cơ sở dữ liệu sản xuất, lắp ráp, nhập khẩu, kiểm định thì đơn vị đăng kiểm sẽ xác minh sự phù hợp của xe trên cơ sở dữ liệu về đăng ký xe, qua xác minh, không phù hợp với xe trên thực tế
- Xe tạm nhập, tái xuất
- Xe vi phạm giao thông quá hạn giải quyết.
Mua ô tô thanh lý được miễn truy thu phí sử dụng đường bộ
Thông tư số 70/2021/TT-BTC của Bộ Tài quy định về mức thu, chế độ thu, nộp, miễn, quản lý và sử dụng phí sử dụng đường bộ, chủ mới được miễn truy thu phí sử dụng đường bộ nếu đó là xe bị tịch thu, thu hồi bởi cơ quan nhà nước có thẩm quyền, xe của các cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp công lập, xe của lực lượng quốc phòng, công an thanh lý, xe thế chấp bị ngân hàng thu hồi mà trong thời gian bị tịch thu, thu hồi, chờ thanh lý không đăng kiểm để lưu hành sau đó được bán phát mãi, thanh lý.
Và để được miễn truy thu phí, người mua xe thanh lý phải cung cấp cho cơ quan đăng kiểm những giấy tờ liên quan đến việc mua bán đấu giá, phát mại (quyết định tịch thu, thu hồi, thanh lý tài sản, hợp đồng, biên bản,…)
Kết luận
Trên đây là những thông tin liên quan đến Phí bảo trì đường bộ. Hy vọng những thông tin mà Nghiện car mang đến sẽ giúp ích cho chủ xe hiểu biết hơn về Phí bảo trì đường bộ.