Những vấn đề thường gặp khi sử dụng cảm biến tự bật đèn ô tô

Có Nên Lắp Cảm Biến Tự Bật Đèn Ô Tô Cho Xe? 2022

Các cải tiến tự động ngày càng phổ biến trên thị trường phụ kiện ô tô. Một thiết bị nhỏ cũng có thể giúp tránh được những rủi ro khi tham gia giao thông trong môi trường thiếu ánh sáng được các chủ xe trang bị đó là cảm biến tự bật đèn ô tô. Vậy nó hoạt động thế nào, loại cảm biến loại nào tốt cùng Nghiện car phân tích để biết rõ hơn nhé.

Cảm biến đèn ô tô (auto light) có khả năng tự điều chỉnh chế độ đèn tùy vào từng trường hợp cụ thể nhờ tiếp nhận và xử lý dữ liệu từ bộ phận cảm biến và camera.

Đèn pha tự động ô tô là gì?

Đèn pha đảm bảo sự an toàn và khả năng vận hành của xe ô tô trong điều kiện thiếu sáng. Tuy nhiên, thao tác bật/tắt thủ công dễ khiến các lái xe quên hoặc nhầm lẫn. Do đó các nhà sản xuất đã cho ra mắt hệ thống đèn pha tự động trên ô tô.

Đèn pha tự động là thiết bị công nghệ an toàn có khả năng tự điều chỉnh đèn pha ô tô. Hệ thống đèn này trang bị các camera và cảm biến quang giúp quan sát tình trạng giao thông phía trước và điều kiện ánh sáng tại khu vực đó.

Đèn pha tự động ô tô là gì?

Cảm biến tự bật đèn ô tô là gì?

Cảm biến bật tắt đèn tự động cho ô tô là thiết bị được thiết kế để xác định điều kiện ánh sáng tại khu vực đang di chuyển, nhờ đó có thể điều khiển tắt/bật đèn pha một cách tự động, cũng như điều chỉnh được mức độ sáng, khoảng cách chiếu gần/xa phù hợp với môi trường ánh sáng xung quanh.

Xem thêm  Điểm Tên Những Món Phụ Kiện Ô Tô Nên Có Khi Mua Xe Mới

Thiết bị cảm biến gồm 2 bộ phận chính: Cảm biến ánh sáng và bộ điều khiển

Cảm biến ánh sáng

Cảm biến ánh sáng được đặt ở vị trí sát mép ngay bên dưới kính chắn gió. Đây là vị trí điểm mù, điều này giúp không làm ảnh hưởng đến tầm nhìn cũng như thẩm mỹ của xe.

Với chức năng theo dõi điều kiện ánh sáng xung quanh vị trí xe di chuyển và truyền dữ liệu đến hệ thống điều khiển đèn pha tự động.

Cảm biến ánh sáng đèn xe ô tô

Bộ điều khiển

Được thiết kế nhỏ gọn, đặt trong taplo (bảng điều khiển) với nhiệm vụ nhận tín hiệu cảm biến ánh sáng, sau đó ra lệnh quyết định cho đèn tắt/bật hoặc chiếu gần/xa sao cho phù hợp với tín hiệu đó.

Bộ điều khiển

Nguyên lý hoạt động cảm biến tự bật đèn xe

Cảm biến đèn xe hoạt động nhờ vào cảm biến quang – cảm biến ánh sáng trên ô tô. Hệ thống này có thể quan sát và xác định được mức độ ánh sáng có tốt hay không trong khu vực xung quanh, tiếp theo phát tín hiệu về bộ điều khiển.

Khi nhận được tín hiệu ánh sáng không tốt, bộ điều khiển ngay lập tức sẽ tiến hành cho bật đèn xe. Trái lại, nếu đèn xe đang hoạt động nhưng bộ điều khiển nhận được tín hiệu ánh sáng tốt thì sẽ ra quyết định tắt đèn xe.

Bên cạnh đó, những mẫu xe có chế độ đèn pha/cos, cảm biến cũng sẽ thu thập dữ liệu giao thông để ra lệnh cho hệ thống đèn. Nếu phát hiện ánh sáng có cường độ thấp ở phía trước thì đèn pha sẽ tự động chuyển sang đèn cos chiếu gần. Ngược lại sẽ bật đèn pha chiếu xa.

Xem thêm  Tác Dụng Của Tinh Dầu Ô Tô? Nguyên Nhân Và Cách Xử Lý Khi Ô Tô Có Mùi

Nguyên lý hoạt động cảm biến tự bật đèn xe

Có nên lắp cảm biến bật đèn cho xe?

Cảm biến bật đèn xe là sản phẩm công nghệ thông minh với công dụng được đánh giá cao. Bởi vì trong quá trình di chuyển, bộ phận cảm biến quang trong đèn pha tự động sẽ nhận biết điều kiện ánh sáng ở khu vực xe di chuyển qua, từ đó phát ra những tín hiệu đến hệ thống điều khiển đèn pha tự động.

Nhờ đó, giúp hệ thống vừa đảm bảo được khả năng quan sát cho người lái, đồng thời không gây chói mắt, ảnh hưởng đến tầm nhìn của các phương tiện giao thông khác. Không chỉ có thể giảm nguy hiểm do thiếu sáng mà còn tránh bị cảnh sát phạt do vi phạm quy định giao thông.

Hiện nay không chỉ các dòng xe cao cấp có lắp đặt bộ cảm biến tự động cho xe ô tô, mà các hãng phổ thông cũng trang bị sản phẩm này. Cho thấy thiết bị thông minh này rất được quan tâm chú ý.

Nên lắp cảm biến bật đèn cho xe ô tô của mình để đảm bảo an toàn cho người và phương tiện khi lưu thông trên đường vào buổi tối hay các khu vực thiếu sáng như đường hầm..

Bạn có thể mua máy rửa mặt tại đây:

Xem tại Tiki! Xem tại Shopee!

Có nên lắp cảm biến bật đèn cho xe?

Giá bộ cảm biến đèn ô tô

Nghiencar.com cập nhật giá bộ cảm biến đèn ô tô các phân khúc với mức giá dao động từ 600.000đ – 1.200.000đ.

Xem thêm  Cách Sử Sụng, Kinh Nghiệm Chọn Gối Tựa Đầu Ô Tô 2022

Hầu hết các dòng cảm biến này đều được thiết kế phù hợp và sử dụng được với mọi hãng xe.

Cảm biến bật đèn tự động cho ô tô loại nào tốt?

Mỗi loại cảm biến có ứng dụng và cách thức hoạt động tương đối khác nhau. Vậy loại nào tốt?

Cảm biến ánh sáng thông thường

Loại cảm biến này được người dùng ưa chuộng nhờ các tính năng ưu việt. Chất cảm quang trong cảm biến ánh sáng thông thường có tác dụng kiểm tra xem đèn bật hay tắt. Và nó so sánh mức độ ánh sáng của môi trường theo tính chất tương đối trong suốt một ngày.

Cảm biến ánh sáng thông thường xác định độ mạnh, yếu của ánh sáng xung quanh xe khi xe đang hoạt động, từ đó phát ra một tín hiệu. Bộ điều khiển đèn sẽ dựa vào kết quả mà cảm biến thu được để kích hoạt.

Cảm biến ánh sáng tích hợp

Cảm biến ánh sáng tích hợp là một loại cảm biến khác, tích hợp cảm biến đèn trước, đèn sương mù, hệ thống nháy pha/cos. Nó được làm từ vật liệu silicon và gecmani. Thêm vào đó là nhiều bộ lọc quang lọc, ống kính tích hợp…

Cảm biến ánh sáng kết hợp

Cảm biến ánh sáng kết hợp tương tự như loại tích hợp nhưng nâng cao hơn. Là sự kết hợp cảm biến ánh sáng thường với các tính năng như tắt/bật đèn tự động, chế độ điều chỉnh ánh sáng,..Cảm biến ánh sáng kết hợp đang được yêu thích bởi tính năng vượt trội nhờ có độ cảm biến lớn.

Xem thêm  Tính Năng Độc Đáo Của Camera 360 Ô Tô Mà Bạn Không Nên Bỏ Lỡ 2022

Những vấn đề thường gặp khi sử dụng cảm biến tự bật đèn ô tô

Khi lắp đặt và sử dụng hệ thống cảm biến tự bật đèn ô tô cần lưu ý các vấn đề sau đây:

  • Cường độ ánh sáng quá cao gây lóa mắt xe đối diện, ánh sáng quá thấp ảnh hưởng tầm nhìn của tài xế
  • Phạm vi cảm biến
  • Mức độ cảm biến
  • Hệ thống cảm biến mắc sai sót
  • Lựa chọn loại cảm biến ánh sáng chưa phù hợp
  • Ảnh hưởng đến dòng điện, kết cấu xe

Những vấn đề thường gặp khi sử dụng cảm biến tự bật đèn ô tô

Cảm biến tự bật đèn ô tô loại nào tốt?

Cảm biến tự động đèn OBD

Cảm biến tự động đèn OBD

Đây là bộ sản phẩm được rất nhiều người dùng yêu thích mới nhiều tính năng vượt trội hỗ trợ cho lái xe trong quá trình sử dụng. Các tính năng của nó như:

  • Đèn chờ dẫn đường: Sau khi bạn tắt máy xe thì đền vẫn duy trì hoạt động chiếu sáng trong vòng 20 giây sau đó để soi sáng cho bạn đi. Tính năng này đặc biệt có tác dụng nếu như trong trường hợp chỗ đậu xe của bạn xa chỗ cần đến, bạn đậu xe ở nơi góc khuất, thiếu ánh sáng.
  • Tự động bật đèn xe khi bạn bấm tìm xe: Khi bạn muốn tìm xe trong khu vực đông đức đặc biệt là thời điểm ban đêm, rất khó cho việc tìm kiếm thì khi bạn bật chế độ mở khóa thì đèn xe sẽ lập tức được bật sáng lên, giúp cho bạn nhanh chóng kiếm xe dễ dàng.
  • Tự động tắt đèn xe để tiết kiệm nhiên liệu: Khi tắt động cơ 20 giây thì đèn xe cũng sẽ tự động tắt để tiết kiệm nhiên liệu ắc quy cho xe
  • Đèn pha thông minh: Ở trong điều kiện môi trường ánh sáng yếu hoặc ban đêm, hệ thống sẽ tự động bật chế độ đèn demi và đèn pha ban đêm nhằm giúp xe tránh lãng phí nguồn điện
  • Cảnh báo bật nhầm đèn pha: Khi bật nhầm đèn pha, xe sẽ có âm thanh cảnh báo cho người dùng
  • Chế độ tự động: Chế độ này sẽ hỗ trợ khi lái xe vào chỗ tối, đường hầm, hay nơi không có ánh sáng, đèn sẽ tự động được bật, còn khi đi vào ban ngày, nơi có ánh sáng thì đèn sẽ tự động tắt.
Xem thêm  [LOA Ô TÔ LÀ GÌ] có nên độ loa ô tô không?

Bộ cảm biến tự bật đèn ô tô XPANDER

Bộ cảm biến tự bật đèn ô tô XPANDER

Bộ cảm biến tự bật đèn ô tô Xpander hiện cũng là mẫu sản phẩm được nhiều người lựa chọn sử dụng. Đèn được hoạt động trên nguyên lý cảm biến cơ thể có độ cảm biến khá chính xác, thông qua đó điều khiển tự động được đèn phía trước và tất cả các đèn bên hông của xe. Các chức năng của bộ cảm biến này:

  • Bộ cảm biến này sẽ hỗ trợ tính năng tự động bật/tắt đèn trong những điều kiện ánh sáng cụ thể. Ví dụ như khi đi vào khu vực có điều kiện ánh sáng tối hoặc vào đường hầm thì hệ thống này sẽ tự động bật đèn soi sáng và khi đến nơi có ánh sáng hoặc khi ra khỏi hầm thì hệ thống này sẽ tự động tắt đèn để giúp xe tiết kiệm nhiên liệu.
  • Trong trường hợp xe đối diện không bật đèn xe thì hệ thống sẽ chuyển sang chế độ pha sau 3 lần nháy đèn sẽ tự động nháy đèn. Còn khi phanh hay khi nháy pha – cos xe sẽ tự động nháy đèn. Xe sẽ chuyển sang đèn cos khi khoảng cách giữa 2 xe còn 100m, sau khi xe đi qua sẽ trở lại bình thường.
  • Người dùng có thể chủ động điều chỉnh thời gian để đèn bật hay tắt một cách thuận lợi.
  • Khi xe gạt về chế độ OFF sau 30 phút, hệ thống sẽ chủ động tắt hết các đèn trước và cả đèn sương mù điều này giúp người lái không phải lo ngại trong trường hợp quên tắt đèn xe.
Xem thêm   Hỏi - Đáp: Những vấn đề liên quan về Thảm Taplo mà bạn nên biết

Cảm biến Auto Light

Cảm biến Auto Light

Đây cũng là bộ sản phẩm được ưa chuộng sử dụng với các tính năng như:

  • Trong trường hợp trời tối hay thiếu ánh sáng, đèn sẽ tự động được bật
  • Khi tắt máy, đóng cửa xe ô tô thì đèn vẫn tiếp tục chiếu sáng trong khoảng thời gian nhất định, giúp cho việc đi lại thuận tiện
  • Trường hợp muốn tìm xe, khi bật nút thì đèn xe sẽ tự động nháy.
  • Trong từng điều kiện ánh sáng khác nhau, xe sẽ điều chỉnh ánh sáng cho phù hợp.
  • Trong trường hợp điều kiện ánh sáng yếu, hệ thống sẽ tự động bật sáng đèn chiếu gần
5/5 - (2 bình chọn)