Làm Thế Nào Để Giảm Nồng Độ Cồn, Cách Khử Nồng Độ Cồn Hiệu Quả 2022

Làm Thế Nào Để Giảm Nồng Độ Cồn, Cách Khử Nồng Độ Cồn Hiệu Quả 2022

Làm Thế Nào Để Giảm Nồng Độ Cồn? Giảm nồng độ cồn trong hơi thở là cách hầu như tài xế nào cũng rất cần, mẹo này có thể giúp tài xế lái xe an toàn, đồng thời cũng có thể qua mặt cảnh sát giao thông với mức xử phạt nồng độ cồn theo quy định ban hành của Nhà nước trong quá trình tham gia giao thông. Hãy cùng Nghiện car để lưu lại các tip giảm nồng độ cồn trong hơi thở nhé.

Nồng độ cồn là gì?

Nồng độ cồn được định nghĩa là phần trăm rượu (rượu ethyl hoặc ethanol) trong dòng máu của một người. BAC 0,05% có nghĩa là có 0,05 gram rượu trong 100 ml máu.

Khi sử dụng bia rượu , dạ dày và ruột non sẽ hấp thụ ethanol vào máu đi khắp cơ thể, trong đó không ngoại trừ phổi, phổi chính là cơ sở chính để các lực lượng cảnh sát công an giao thông tiến hành đo nồng độ cồn.

Nồng độ cồn là gì?

Hiểu đúng về đo nồng độ cồn

Thành phần chính của các đồ uống có cồn chủ yếu là rượu Etylic.

Đặc tính của Etylic là dễ bị oxi hóa và có rất nhiều chất oxi hóa có thể tác dụng với rượu.Dựa vào đặc tính đặc trưng đó, trong máy đo nồng độ cồn, người ta sử dụng chất oxi hóa rất mạnh là crom(VI)oxit CrO3.

Chất này ở dạng kết tinh, tinh thể có màu vàng da cam, khi gặp rượu Etylic sẽ xảy ra phản ứng oxi hóa khử, sinh ra oxit Cr2O3 có màu xanh đen. Dựa vào sự biến đổi màu sắc này, dụng cụ phân tích sẽ thông báo được chính xác mức độ cồn của tài xế.

Xem thêm  Định Mức Tiêu Hao Nhiên Liệu Ô Tô, Công Thức Tính, Cách Đo 2022

Hiểu đúng về đo nồng độ cồn

Mức nồng độ cồn Đối tượng Mức phạt tiền Xử phạt bổ sung
Mức 1: Chưa vượt quá 50 mg/100ml máu hoặc 0,25mg/1L khí thở Ô tô 6.000.000-8.000.000đ Tước Bằng lái từ 10-12 tháng
Xe máy 2.000.000-3.000.000đ
Xe đạp, xe đạp điện 80.000-100.000đ
Mức 2: Vượt quá 50mg đến 80mg/100ml máu hoặc quá 0,25mg đến 0,4mg/1l khí thở Ô tô 16.000.000-18.000.000đ Tước Bằng lái từ 16-18 tháng
`Xe máy 4.000.000-5.000.000đ
Xe đạp, xe đạp điện 200.000-400.000đ
Mức 3: Vượt quá 80mg/100ml máu hoặc vượt quá 0,4mg/1l khí thở Ô tô 30.000.000-40.000.000đ Tước Bằng lái từ 22-24 tháng
`Xe máy 6.000.000-8.000.000đ
Xe đạp 600.000-800.000đ

Sau khi sử dụng rượu bia, nồng độ cồn sẽ tồn tại trong bao lâu?

Thời gian nồng độ cồn còn trong cơ thể phụ thuộc vào lượng rượu, bia mà bạn đưa vào cơ thể và có các mức sau:

  • Nồng độ cồn vẫn đo được trong máu sau 6-12h.
  • Nồng độ cồn vẫn đo được trong khí thở sau 12-24h.
  • Nồng độ cồn vẫn đo được trong nước tiểu sau 36h.
  • Nồng độ cồn vẫn còn thể hiện trong kết quả xét nghiệm mẫu tóc sau 72 giờ.

Hiện tại, CSGT phạt vi phạm nồng độ cồn thông qua thiết bị đo ống thở. Chính vì thế, sau 24h uống rượu, bia mà người cầm lái vẫn sẽ bị phát hiện và xử phạt. Những trường hợp tai nạn giao thông, ngay khi nhập viện, các bác sĩ nhanh chóng sẽ lấy mẫu máu để xét nghiệm tiến hành đo nồng độ cồn.

Xem thêm  Nước Làm Mát Động Cơ Ô Tô, Đèn Cảnh Báo Nhiệt Độ, Cách Kiểm Tra 2022

Như vậy, sau mỗi cuộc nhậu hay buổi tiệc có sử dụng rượu bia, người lái cần nghỉ lái xe ít nhất là hơn 1 ngày (hơn 24h). Điều này được hiểu, hôm nay uống rượu bia thì mai không lái xe.

Trao đổi về mức độ ảnh hưởng của việc uống rượu bia khi tham gia giao thông, bác sĩ Nguyễn Trung Nguyên -Giám đốc Trung tâm Chống độc – Bệnh viện Bạch Mai chia sẻ: “Nồng độ cồn dù ít hay nhiều cũng tác động đến hệ thần kinh của con người”. Đây là một trong những yếu tố gây nguy hiểm cho người tham gia giao thông

Người sử dụng bia, rượu không nên chủ quan bởi chúng ta không thể xác định được thời gian để hết nồng độ cồn trong máu nhằm tránh bị CSGT hoặc lực lượng chức năng phạt khi phát hiện hành vi vi phạm.

Làm Thế Nào Để Giảm Nồng Độ Cồn trong hơi thở hiệu quả

Nhai kẹo cao su

Làm Thế Nào Để Giảm Nồng Độ Cồn trong hơi thở hiệu quả

Những thứ làm thơm miệng như kẹo cao su, bạc có thể lắp đi mùi của rượu, bia. Như kẹo cao su thông thường có vị chua đây là cách mang lại hiệu quả cao nhất trong việc giải quyết mùi do cồn tạo ra. Ngoài ra, kẹo cao su cũng kích thích sản xuất tạo ra nước bọt, giúp rửa trôi axit, vi khuẩn và các hạt gây mùi trong miệng của mình.

Bên cạnh đó, các chất trên không thể nào thay đổi được lượng cồn trong hơi thở đẩy lên từ phổi. Biện pháp này chỉ được sử dụng tạm thời trong thời gian ngắn, để người lái có thể “đối phó” với Lực lượng chức năng, việc làm mất đi mùi rượu và nồng độ cồn vẫn sẽ còn tồn tại.

Xem thêm  Phí Bảo Trì Đường Bộ, Cách Nộp Phí, Mức Phạt Khi Không Nộp 2022

Dùng xịt thơm miệng

Cũng giống như kẹo cao su, xịt thơm miệng có tác dụng hạn chế hơi thở có mùi khó chịu, nhưng đây cũng chỉ là giải pháp tạm thời.

Hầu hết các sản phẩm xịt thơm miệng hiện nay đều có thành phần từ các loại thảo dược an toàn với nguồn gốc thiên nhiên như bạc hà, quế, cam thảo… Ngoài ra, một số loại khác có thêm cồn làm tăng khả năng sát khuẩn, ngăn ngừa sự phát sinh, phát triển các loại vi khuẩn, nấm trong khoang miệng.

Dùng xịt thơm miệng

Thở gấp, nín thở hoặc vận động mạnh trước khi thổi

Thở gấp, nín thở hoặc vận động mạnh cũng là một cách để tránh bị phát hiện nồng độ cồn hiệu quả. Lượng không khí máy đo được sẽ cho ra kết quả bình thường.

Đánh răng, súc miệng sạch trước khi lái xe

Việc đánh răng, súc miệng thực sự là cách không được đánh giá cao để giảm nồng độ cồn trong, đơn thuần là việc vệ sinh giúp răng miệng sạch sẽ hơn, nồng độ cồn xuất phát từ phổi thay vì miệng, ngoài ra người lái cũng cần cân nhắc lựa chọn loại kem đánh răng vì trong đó có chứa cồn vô tình lại gây tác dụng ngược.

Tuy nhiên, đây cũng được xem là lời khuyên để khuyến khích việc đánh răng sau các buổi nhậu tới khuya giúp bảo vệ sức khỏe răng miệng.

Đánh răng, súc miệng sạch trước khi lái xe

Uống thuốc giải rượu

Người lái dễ dàng tìm được các loại thuốc uống giải rượu tại các quầy thuốc Tây, đây được xem là biện pháp hữu hiệu nhất. Uống thuốc giải rượu là biện pháp giải rượu hiệu quả nhất, đồng thời mà còn làm giảm nồng độ cồn trong hơi thở.

Xem thêm  Cách Tính Phí Trước Bạ Cho Ô Tô, Tìm Hiểu Bảng Giá Và Cách Đóng Thuế 2022 

Ngoài ra, bạn nên uống thật nhiều nước để làm giảm nồng độ cồn trong máu và tăng cường hoạt động để quá trình chuyển hóa được diễn ra một cách nhanh chóng.

Uống thuốc giải rượu

Ăn mắm tôm

Cũng như kẹo cao su, ăn mắm tôm cũng là cách được nhiều người nghĩ rằng các chất có mùi đặc trưng có thể át chế phần nào nồng độ cồn. Cách này không thể áp dụng cho những người nhạy mùi, không thích ăn mắm để sử dụng được cách này và hơn hết, tác dụng của nó chưa được chứng minh qua thực tế.

Ăn mắm tôm

Hút thuốc lá

Hút thuốc lá có hại cho sức khỏe, tuy nhiên, nó cũng là một cách “cứu cánh” giúp đấng mày râu trước khi về nhà. Theo đó, về mặt vật lý, điều này còn có thể làm tăng độ cồn trong máu, tuy nhiên, trong hơi thở, nó lại làm giảm bớt mùi khi bạn sử dụng đồ uống như rượu, bia. Cần lưu ý cách này chỉ áp dụng tức thời thôi nhé.

Hút thuốc lá

Kết luận

Qua bài viết từ Nghiện car, việc tiêu thụ rượu, bia nồng độ là nguyên nhân hàng đầu khiến nồng cồn trong máu tăng cao, không chỉ ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe người uống mà còn làm tăng nguy cơ gây tai nạn trong quá trình đi di chuyển. Bạn nên hạn chế rượu, bia và các thức uống có cồn nói chung.

Tốt nhất, bạn không nên uống quá 2 đơn vị cồn/ngày với nam giới và 1 đơn vị cồn/ngày đối với nữ giới, đồng thời không uống quá 5 ngày/tuần. Đặc biệt, khi tham gia giao thông, bạn tuyệt đối không nên tiêu thụ rượu bia để đảm bảo an toàn cho bản thân và những người xung quanh.

Xem thêm  Các Loại Bảo Hiểm Xe Ô Tô, Luật, Tư Vấn Mua Bảo Hiểm Xe