Kỹ Thuật Lái Xe Ô Tô Số Sàn, Vị Trí, Cách Sử Dụng Chân Côn, Ga, Hướng Dẫn Lái 2022

Kỹ Thuật Lái Xe Ô Tô Số Sàn, Hướng Dẫn Lái 2022

Kỹ thuật lái xe ô tô số sàn hay còn gọi là vào số là một thao tác cơ bản nhất khi điều khiển phương tiện. Mặc dù hộp số sàn trên xe ô tô đã là công nghệ cũ và dần bị thay thế bởi tính tiện lợi của hộp số tự động. Tuy nhiên, với những người mới tập lái, đam mê cảm giác làm chủ chiếc xe ô tô thì số sàn là ưu tiên lựa chọn hàng đầu hiện nay. 

Kỹ Thuật Lái Xe Ô Tô Số Sàn, Các bước cơ bản khi lái ô tô số sàn

Dù hộp số sàn là động cơ công nghệ cũ và những việc lái các dòng xe này cần nhiều thao tác thuần thục để đảm bảo an toàn và xử lý tình huống tốt. Cụ thể như

Ngồi vào vị trí, thắt dây an toàn

Các bước cơ bản khi lái ô tô số sàn

Đây là thao tác cơ bản đầu tiên bạn cần nhớ khi sử dụng ô tô.

Việc thắt dây an toàn sẽ giúp bạn và mọi người ngồi trên ô tô luôn được bảo vệ trước những rủi ro khi lưu thông ngoài đường. 

Quan trọng hơn hết, theo Khoản 5 Điều 11 Nghị định 100/2019/NĐ-CP có quy định phạt tiền từ 300 ngàn đồng đến 500 ngàn đồng đối với người được chở trên xe ô tô mà không thắt dây an toàn (tại vị trí có trang bị dây an toàn) khi xe đang chạy. 

Hiểu về nguyên tắc hoạt động của bộ ly hợp (côn, ambraya) khi điều khiển xe

Đối với các loại xe hơi số sàn, người điều khiển cần ghi nhớ là cần điều khiển chân côn nằm ở phía ngoài cùng bên trái. Ngoài ra ,vị trí chính giữa là phanh và chân ga ở ngoài cùng bên phải.

Hiểu về nguyên tắc hoạt động của bộ ly hợp

Bạn cần hiểu rõ thêm được nguyên lý côn được nhả ra để truyền động từ động cơ đang quay đến các bánh xe và cho phép bạn sang số. Trước khi bạn sang số lên/xuống bạn cần phải phải nhấn côn.

Điều chỉnh ghế ngồi, vị trí vô lăng sao cho phù hợp

Điều chỉnh ghế ngồi, vị trí vô lăng sao cho phù hợp

Bất kỳ một chiếc xe nào khi ngồi vào vị trí ghế lái bạn cũng cần phải điều chỉnh sao cho phù hợp với tư thế của mình. Bên cạnh đó, người lái còn nên điều chỉnh vô lăng, gương chiếu hậu… sao cho dễ dàng trong việc quan sát bao quát xung quanh.

Đặc biệt, người điều khiển xe cần chú ý chỉnh vị trí, khoảng cách ghế sao cho chân trái có thể nhấn hết chân côn xuống sàn.

Đạp, giữ chân côn sát sàn

Đây được xem là một trong những lưu ý quan trọng mà người lái xe cần lưu ý đến. Bởi đây là cách giúp người lái có thể cảm nhận hành trình chân côn. Đồng thời, việc này còn giúp người lái xe xem chân côn chuyển động khác với chân phanh và chân ga như thế nào.

Xem thêm  Có Nên Mua Xe Ô Tô Cũ, Cách Xem Xe, Kinh Nghiệm Chọn Xe Hiệu Quả 2022

Đạp, giữ chân côn sát sàn

Việc tốt nhất mà bạn nên làm là quen với việc cách thả chân côn nhanh và chậm. Từ đó có thể kiểm soát được lực xe một cách tốt nhất.

Kiểm tra, đảm bảo chắc chắn cần số ở vị trí trung tâm N (Neutral)

Sau khi làm quen và thuần thục với hành trình chân côn, ga, phanh… Bạn nên kiểm tra để đảm bảo chắc chắn cần số ở vị trí trung tâm N (Neutral) – vị trí số 0.

Kiểm tra, đảm bảo chắc chắn cần số ở vị trí trung tâm N

Khi đang ở vị trí này động cơ xe chạy không tải – hoạt động nhưng không chuyển động. Vì thế, người lái xe nên luôn cài số ở vị trí số N trong trường hợp kéo, đẩy xe khi đi bảo trì bảo dưỡng, kéo xe trên đường khi xe không may gặp sự cố.

Đạp côn, vặn chìa khóa khởi động xe

Đạp côn, vặn chìa khóa khởi động xe

Khi đã thực hiện được các bước trên. Tiếp theo bạn cần đạp sát chân côn. Đồng thời, bạn  xoay chìa khóa khởi động xe hoặc nhấn nút với các xe có trang bị nút khởi động.

Khi động cơ đã được khởi động, có thể nhả chân khỏi chân côn (cần số ở vị trí trung tâm)

Khi động cơ đã được khởi động, có thể nhả chân khỏi chân côn

Khi đã khởi động được động cơ, người điều khiển xe có thể nhả chân khỏi chân côn. Lưu ý lúc này cần số luôn phải ở vị trí trung tâm.

Đạp côn, vào số 1

Đạp côn, vào số 1

Bạn hãy cố gắng đạp chân côn hết hành trình của mình, chuyển cần số sang vị trí số 1 theo sơ đồ trực quan về các số trên đỉnh cần số.

Nhả phanh tay, từ từ nhả chân côn cho xe di chuyển

Đến đây, để xe có thể di chuyển, người lái nên nhả phanh tay, sau đó từ từ nhấc chân ra khỏi bàn đạp côn cho đến khi bạn nghe tiếng động cơ bắt đầu giảm. Thậm chí, bạn có thể lặp lại quá trình này một vài lần cho đến khi bạn có thể nhận ra âm thanh này ngay lập tức.

Đây là điểm ma sát của ly hợp giúp chiếc xe chuyển động về phía trước và cũng là tạo cảm giác nhận biết xe bắt đầu di chuyển. Nhả bàn đạp ly hợp là để nối chuyển động từ động cơ đến hệ thống truyền lực.

Xem thêm  600 Triệu Nên Mua Xe Gì Nên Chọn Ô Tô Cũ hay Mới? Top xe tầm giá 2022

Nhả phanh tay, từ từ nhả chân côn cho xe di chuyển

Điều quan trọng nhất mà bạn cần biết là  để động cơ không bị tắt đột ngột, xe ô tô chuyển động không bị rung giật, khi nhả bàn đạp ly hợp cần thực hiện theo trình tự sau:

  • Khoảng 2/3 hành trình đầu nhả nhanh cho đĩa ma sát của ly hợp tiếp giáp với bánh đà
  • Khoảng 1/3 hành trình sau nhả từ từ, để tăng dần mô-men quay truyền từ động cơ đến hệ thống truyền lực.

Nhả côn, vào ga

Nhấc chân ra khỏi bàn đạp côn cho đến khi vòng quay giảm từ từ đồng thời chân phải nhấn nhẹ vào bàn đạp ga.

Nhả côn, vào ga

Sau đó tiến hành, “Côn ra, ga vào” – bạn sẽ phải làm việc này một vài lần để tìm được sự kết hợp nhịp nhàng giữa hai thao tác này.

Lưu ý, thao tác này cần thực hiện 1 cách uyển chuyển, từ tốn bởi nếu bạn thả chân côn quá nhanh xe sẽ bị dừng, tắt máy.

Đạp côn, sang số khi vòng tua máy đạt 2.500 – 3.000 vòng/phút

Thời điểm sang số phụ thuộc vào tốc độ, vòng tua chiếc xe bạn đang lái. Thông thường, khi đồng hồ vòng tua máy đạt 2.500 – 3.000 vòng/phút, âm thanh động cơ phát khá lớn.

Đạp côn, sang số khi vòng tua máy đạt 2.500 – 3.000 vòng/phút

Do đó, bạn cần chọn thời điểm sang số phù hợp. Thực hiện thao tác nhấn chân côn và chuyển cần số từ vị trí số 1 thẳng xuống vị trí số 2.

Từ từ nhả chân côn và ấn nhẹ bàn đạp ga

Sau khi đã sang số, bạn nên tiếp tục lặp lại thao tác cũ: từ từ nhả chân côn và ấn nhẹ bàn đạp ga cho xe tăng tốc nhanh hơn.

Từ từ nhả chân côn và ấn nhẹ bàn đạp ga

Tiếp tục đạp ga và nhả chân côn

Tiếp tục đạp ga và nhả chân côn

Ngay khi xe đang cài số và đang đạp ga bạn nên nhả chân ra khỏi chân côn. 

Một lưu ý quan trọng khác là việc cứ để chân nghỉ trên chân côn là một thói quen xấu, nhấn chân côn sẽ tạo ra áp lực lên cơ chế làm việc chân côn. Thành thử, điều này khiến côn bị tăng áp lực nên sẽ khiến chân côn sớm bị mòn.

Khi muốn xe dừng lại: Buông chân ga, đạp chân phanh… và nhấn dần chân côn

Khi bạn muốn xe dừng lại: Buông chân ga, đạp chân phanh… và nhấn dần chân côn

Nếu muốn giảm tốc độ, dừng xe người lái nhả chân phải ra khỏi bàn đạp ga và nhấn chân phanh xuống. Nếu tốc độ di chuyển còn khoảng 15km/giờ bạn sẽ cảm nhận thấy xe bắt đầu rung giật.

Khi bạn muốn xe dừng lại: Buông chân ga, đạp chân phanh… và nhấn dần chân côn

Ngay lúc này, bạn hãy nhấn hoàn toàn chân côn xuống, di chuyển cần số đến vị trí trung tâm (số N) để tránh xe bị tắt máy.

Xem thêm  700 Triệu Mua Xe Gì? Nên Chọn Ô Tô Cũ hay Mới? Top xe tầm giá 2022

Khi bạn đã thuộc lòng những điều trên, lái xe số sàn là việc rất dễ dàng

Cuối cùng, sau khi đã thực hiện được thành thục các thao tác trên, người điều khiển phương tiện có thể dễ dàng kiểm soát tốc độ và cách thức lái xe.

Lái xe an toàn

Cách dùng chân côn – phanh – ga xe số sàn

Để có thể lái được xe số sàn 1 cách an toàn, đúng thao tác bắt buộc người điều khiển xe phải có được kỹ năng lái tốt. Bởi lẽ, so với các loại xe có số tự động, việc lái xe số sàn phức tạp và khó hơn rất nhiều khi phải tự điều khiển chân côn và chuyển số. 

Cách dùng chân côn – phanh – ga xe số sàn

Dù vậy, nhưng chỉ cần hiểu nguyên lý làm việc của hộp số sàn ô tô cũng như của bộ ly hợp thì việc lái xe số sàn không hề khó.

Trong khi đó, ở sàn xe khu vực ghế lái của xe ô tô số sàn có 3 bàn đạp theo thứ tự từ trái sang phải lần lượt là: chân côn – chân phanh – chân ga. Cụ thể:

  • Chân côn ( bàn đạp ly hợp): Dùng để điều khiển sự kết nối giữa động cơ và hộp số.
  • Chân phanh: Dùng để điều khiển hệ thống phanh của xe.
  • Chân ga: Là bàn đạp điều khiển tốc độ của xe.

Việc hiểu và nắm rõ được các vị trí của từng bộ phận sẽ giúp bạn lái xe tự tin, an toàn. Hơn hết, việc này còn giúp bạn tránh đạp nhầm chân để không gây ra những lỗi không đáng có.

Cách vào số xe số sàn

Trên số sàn thường có các kí hiệu 1,2,3,4,N hoặc số 0 – Các ký hiệu này tượng trưng cho các số tới và số lùi. 

Nếu đã nắm rõ được đặc điểm của từng số tiến, thfi dưới đây là hướng dẫn cách vào số xe sàn đơn giản mà bạn có thể thực hiện theo:

  • Bước 1: Đạp chân côn
  • Bước 2: Vào số
  • Bước 3: Nhả chân côn từ từ, đạp nhẹ chân ga

Theo đó, các cách vào số xe ô tô sàn như:

  • Số 1: Thao tác đẩy cần số sang hết bên trái, rồi đẩy lên
  • Số 2: Thao tác đẩy cần số sang hết bên trái, rồi đẩy xuống
  • Số 3: Thao tác đẩy cần số sang về giữa, rồi đẩy lên
  • Số 4: Thao tác đẩy cần số sang về giữa, rồi đẩy xuống
  • Số 5: Thao tác đẩy cần số sang hết bên phải, rồi đẩy lên
  • Số R: Thao tác đẩy cần số sang hết bên phải, rồi đẩy xuống
  • Số N: Thao tác đẩy cần số về vị trí chính giữa của trục ngang
Xem thêm  Thảm Lót Sàn Ô Tô, Ưu Nhược Điểm, Bảng Giá, Những Lưu Ý Khi Mua 2022

Cách vào số xe số sàn

Ý nghĩa ký hiệu trên cần số ô tô số sàn

Nếu nhìn qua, người dùng sẽ thấy các ký hiệu trên xe phức tạp và khó hiểu. Tuy nhiên, khi nắm được các ký hiệu bạn sẽ nắm được các di chuyển của cần số giúp xe vận hnahf được 1 cách đơn giản.

Những ký hiệu cơ bản trên cần số ô tô

Những ký hiệu cơ bản trên cần số ô tô

Các số được đánh ký hiệu trên xe số sàn, mỗi số đều có những ý nghĩa và nhiệm vụ riêng. Trong đó các ký hiệu cơ bản gồm:

  • Số trung gian: thường có ký hiệu số N (Neutral), số 0 hay số “mo” …
  • Số tiến: số 1, 2, 3, 4, 5…
  • Số lùi: ký hiệu R (Reverse)
  • P: Đậu xe (Parking)
  • N: Trạng thái tự do (Neutral) hay O, số “mo”
  • D: Số tiến (Drive)

Các kí hiệu được sắp xếp theo thứ tự

  • Số đậu P nằm ở vị trí trên cùng
  • Số lùi R nằm ở vị trí trên, ngay dưới số đậu P
  • Số mo N thường nằm ở vị trí ngay giữa
  • Số D và một số ký hiệu khác nằm bên dưới số mo N

Các kí hiệu mở rộng 

Bên cạnh những ký hiệu trên cần số ô tô tự động cơ bản trên, các dòng xe ô tô cao cấp thường thêm một số ký hiệu riêng ứng với từng ý nghĩa như:

  • Chế độ M (Manual: số tay): Chế độ này giúp thao tác như số sàn. Chế độ này thường có thêm ký hiệu dấu “+” nghĩa là tăng số và dấu “-“ nghĩa là giảm số ở chế độ này.
  • Chế độ S (Sport: thể thao): Chế độ này có tác dụng tăng sức mạnh, hỗ trợ tăng tốc nhanh, mang đến cảm giác phấn khích, thể thao.
  • Chế độ D1 (Drive 1), D2 (Drive 2), D3 (Drive 3): Đây là các chế độ tạo ra độ hãm lớn, thường sử dụng khi xuống dốc, đổ đèo.
  • Chế độ OD (Overdrive): Chế độ tăng tốc nhanh, thường sử dụng khi cần vượt gấp hoặc đổ đèo
  • Chế độ L (Low): Đây là số thấp,  thường sử dụng cho các trường hợp xe phải tải nặng, lên dốc hoặc xuống dốc.
  • Chế độ B (Brake): Đây là số hãm giống như chế độ L ở trên dùng hãm tốc bằng động cơ, sử dụng trong trường hợp xe đổ dốc.

Kinh nghiệm đi xe số sàn đúng cách

So với xe số tự động, xe số sàn đòi hỏi người cầm lái phải có nhiều thao tác hơn, nhất là trong thành phố. Bên cạnh việc biết lái xe, bạn phải đi thế nào là tốt nhất cho xe như tránh mài côn, sang số khi máy còn yếu. 

Xem thêm  Các Loại Bảo Hiểm Xe Ô Tô, Luật, Tư Vấn Mua Bảo Hiểm Xe

Tuy nhiên, việc lái xe số sàn trong thành phố hoặc nơi đông dân cư và thường xuyên tắc đường lại là chướng ngại lớn của người điều khiển xe.

Các kinh nghiệm đi xe số sàn đúng cách được nhiều người 

Chọn số phù hợp với vận tốc

Chọn số phù hợp với vận tốc

Khi di chuyển trong thành phố, có những đoạn đường thông thoáng nhưng cũng có những đoạn đường thường xuyên bị ùn tắc. Vì thế nên, tốc độ ở những đoạn đường sẽ có sự khác nhau. Với việc di chuyển xe số sàn ở tốc độ khác nhau, việc bạn cần lưu ý đó là phải lựa chọn số phù hợp với tốc độ tương ứng.

Sử dụng chân côn hợp lý

Chân côn được xem là vấn đề khó khăn đối với mỗi người khi đi xe số sàn. 

Thế nhưng cũng chính chân côn sẽ giúp việc lái xe an toàn hơn rất nhiều so với xe số tự động. 

Xem thêm:

Sử dụng chân côn hợp lý

Nếu muốn xe ô tô của bạn vận hành êm ái trong thành phố, hãy nhớ đạp côn phải vào hết. Cùng với đó, khi nhả côn gần hết hãy dừng lại khoảng 3 đến 5 giây cho xe bắt đầu chuyển bánh, sau đó mới nhả hoàn toàn côn ra.

Vào cua

Kinh nghiệm đi xe số sàn đúng cách

Bạn nên vào cua ở ngã 4 vuông góc với vận tốc khoảng 50km/h trở xuống để có thể đạp côn trước. Chân phải để vào chân phanh nhằm mục đích rà phanh cho chậm lại và chuẩn bị nếu có trường hợp khẩn cấp. Khi bạn thoát ra khỏi cua mà xe bị giảm tốc độ nhiều, bạn nên về số, còn xe vẫn chạy nhanh thì bạn chỉ cần tăng ga và chạy tiếp.

Côn khi tắc đường

Côn khi tắc đường

Khi xảy ra tình trạng tắc đường, tài xế cứ để ga-răng-ti, chờ sẵn chân thẳng. Nếu thấy xe trước nhích thì nhả côn cho xe mình nhích theo. 

Nếu đi đều, chậm thì ra côn đến đâu bạn giữ nguyên đấy và thêm ga. Còn nếu ra hết côn ở số 1 được và ru ga 1.000 – 1.200 để đi đều sẽ tốt hơn.

Tránh về số N (số mo)

Việc điều khiển xe số sàn về số N được các chuyên gia xe khuyên không nên làm. Vì khi về số N xe sẽ chạy theo quán tính lao về phía trước khiến bạn không làm chủ được tốc độ, khó xử lý khi gặp chướng ngại vật.

Xem thêm  Phí Bảo Trì Đường Bộ, Cách Nộp Phí, Mức Phạt Khi Không Nộp 2022

Chính vì đó, khi về N bạn sẽ khó kiểm soát được tình hình dẫn đến những sự việc không đáng có.

Vượt xe trên đường

Vượt xe là việc làm đầy tính kỹ thuật. Do đó, nếu muốn vượt một xe trên đường thì hãy về số thấp (khoảng số 3), trong lúc về số để vượt cần đệm chân phanh, tránh hỏng động cơ và ly hợp. 

Vượt xe trên đường

Tiếp đến trong lúc vượt kết hợp còi, xi-nhan và đèn passing sẽ giúp bạn và những xe xung quanh an toàn. Sau đó, có thể bỏ qua số 4 trung gian mà sang ngay số 5 để tiết kiệm nhiên liệu.

Đừng để số khi dừng đèn đỏ

Về số N sẽ có lợi nhất cho xe khi phải dừng đèn đỏ hoặc lúc kẹt xe. Bởi lẽ, dù ổ bi kết nối trực tiếp với bố ly hợp có tuổi thọ khá dài, tuy nhiên không phải là nó sẽ hoàn toàn bền bỉ khi người lái sử dụng xe sai cách.

Rà vào số đúng tốc độ

Rà vào số đúng tốc độ

Ngoài việc biết lái xe, bạn phải đi thế nào là tốt nhất cho xe như tránh mài côn, sang số khi máy còn yếu. Có một thực tế là hầu hết bác tài ở Việt Nam thường sang số khi máy chưa đủ vòng tua, khiến xe bị ì, không thoát máy. 

Nếu bạn chưa đạt đủ tốc độ đã vào số cao sẽ làm cho xe ì, đạp ga xe không tăng tốc được (chạy ép số).

Dùng phanh tay đúng cách

Dùng phanh tay đúng cách

Nhiều tài xế thường sử dụng thắng tay khi đề-pa ngang dốc và nếu có dấu hiệu tụt dốc lại xiết phanh tay. Thật ra, thắng tay không được thiết kế cho khả năng dừng khi xe đang chạy, mà chỉ yêu cầu là giữ xe đứng yên khi xe đã dừng.

Nếu thắng tay không nhả ra hoàn toàn khi xe đang chạy sẽ dẫn đến sớm bị mòn, bố thắng láng bóng do hiện tượng trượt bố thắng, nhưng điều nguy hiểm hơn là nhiệt phát sinh có thể làm sôi dầu thắng, dẫn đến hậu quả là thắng mất tác dụng.

Nghiện Car hy vọng với những chia sẻ trên bạn đã có thể biết được thêm thật nhiều thông tin hữu ích về Kỹ thuật lái xe số sàn. Chúc bạn thực hiện thành công và lái xe an toàn.

Bình chọn post