Khoảng cách an toàn giữa 2 xe, quy định, cách tính, giữ khoảng cách an toàn 2022

Khoảng Cách An Toàn Giữa 2 Xe, Quy Định, Cách Tính 2022

Để đảm bảo tham gia giao thông an toàn, đúng quy định thì khoảng cách an toàn giữa 2 xe luôn là điều được mọi người quan tâm. Giữ khoảng cách an toàn sẽ giúp bạn tránh được các va chạm đáng tiếc, có được không gian quan sát rộng khi lưu thông.

Tuy nhiên, một số tài xế vẫn đang còn mơ hồ về khái niệm này. Hãy cùng Nghiện Car tìm hiểu chi tiết về thông tin này qua bài viết dưới đây.

Vì sao phải giữ khoảng cách an toàn giữa 2 xe ô tô?

Sở dĩ người điều khiển xe ô tô phải chú ý đến khoảng cách an toàn giữa 2 xe ô tô bởi khi duy trì khoảng cách an toàn, các tài xế có thể hạn chế được va chạm và tai nạn không mong muốn xảy ra.

Chắc hẳn các bạn đã gặp hình ảnh những chiếc xe ô tô nối dài trên cao tốc hay trên cầu bởi không xử lý kịp tình huống khi không giữ đúng khoảng cách tối thiểu với xe phía trước. Một vụ tai nạn xảy ra kéo theo việc ùn tắc giao thông trong một thời gian dài đồng thời gây ra nhiều thiệt hại về người và của.

Khi giữ khoảng cách đủ xa trong những trường hợp bất ngờ, tài xế sẽ có đủ thời gian để xử lý, tránh được các nguy cơ tổn thương về người và tài sản. Bên cạnh đó, việc giữ khoảng cách hợp lý giữa các xe sẽ giúp cho tài xế có tầm nhìn tốt hơn, tránh được cách vật cản kịp thời.

Vì sao phải giữ khoảng cách an toàn giữa 2 xe ô tô?

Khoảng cách an toàn tối thiểu giữa 2 xe khi tham gia giao thông

Theo bộ luật GTVT quy định ở điều 11, Thông tư 31/2019 thì khoảng cách lái xe an toàn tối thiểu của các phương tiện tham gia giao thông như sau:

Xem thêm  Cảm Biến Áp Suất Đường Ống Nạp, Vị Trí, Chức Năng Và Nguyên Lý 2022

Cự ly tối thiểu của hai phương tiện ở nơi có biển báo

Ở một số tuyến đường giao thông sẽ có biển báo về cự ly tối thiểu của hai xe. Lúc này, người lái sẽ dựa trên thông số của biển báo để chủ động lái xe giữ khoảng cách đối với các phương tiện giao thông khác bằng hoặc lớn hơn con số đó.

Khoảng cách an toàn tối thiểu giữa 2 xe khi tham gia giao thông

Ví dụ, biển báo cự ly tối thiểu là 5m thì người lái cần giữ khoảng cách với người trước khoảng cách là 5m. Mọi người tham gia giao thông cần tuân thủ đúng quy định. Nếu vi phạm sẽ bị xử phạt theo luật an toàn giao thông.

Khoảng cách an toàn trong điều kiện đường tốt, khô ráo

Nếu trên các tuyến đường không có biển báo thì mọi người cần giữ khoảng cách quy định đối với mặt đường đẹp và thời tiết nắng ráo như sau:

  • Với vận tốc dưới 60km/h thì khoảng cách tối thiểu giữa hai xe để đảm bảo an toàn mà tài xế cần tuân thủ là 35m.
  • Vận tốc di chuyển trong khoảng 60-80 km/h thì cần giữ khoảng cách tuân thủ là 55m.
  • Khoảng cách tuân thủ 70m đối với xe đang di chuyển với vận tốc từ 80 đến 100 km/h.
  • 100m là khoảng cách an toàn tối thiểu mà người lái cần tuân thủ khi lái xe với vận tốc từ 100  đến 120 km/h.

Khoảng cách an toàn trong điều kiện đường tốt, khô ráo

Quy định khoảng cách an toàn trong điều kiện thời tiết xấu

Trong trường hợp bạn lái xe ở điều kiện thời tiết như: mưa gió, sương mù, bão hay mặt đường trơn trượt, khu vực có đèo núi,… thì người lái cần chủ động lái xe chậm, có khoảng cách an toàn lớn hơn khoảng cách trong điều kiện mặt đường khô ráo. Với khoảng cách này, người điều khiển giao thông sẽ chủ động hơn, đảm bảo an toàn khi lái xe.

Xem thêm  Các Loại Bảo Hiểm Xe Ô Tô, Luật, Tư Vấn Mua Bảo Hiểm Xe

Quy định khoảng cách an toàn trong điều kiện thời tiết xấu

Các quy định về khoảng cách an toàn tại Việt Nam

Tốc độ lái xe (km/h) Khoảng cách an toàn tối thiểu (m)
60 35
60-80 55
80-100 75
100-120 100

Trên đây là bảng quy định khoảng cách lái xe an toàn giữa hai xe khi tham gia giao thông. Tuy nhiên, tùy theo tình hình và địa hình di chuyển thì người lái cần chủ động giữ đúng khoảng cách để đảm bảo an toàn.

Các quy định về khoảng cách an toàn tại Việt Nam

Những trường hợp tài xế nên giảm tốc độ khi lái

Một số trường hợp khác không có quy định giữ khoảng cách an toàn khi lái xe mà người lái cần nên giảm tốc độ đó là:

  • Lưu thông ở các tuyến đường có nhiều chướng ngại vật hay có biển báo nguy hiểm.
  • Xe di chuyển qua các khúc cua, khuất tầm nhìn.
  • Trường hợp xe muốn qua đường hay chuyển làn.
  • Giảm tốc độ ở các tuyến đường vòng xuyến, ngã ba hay nơi có nhiều đường giao nhau.
  • Đi qua khu vực ngõ hẹp, nơi tập trung khu dân cư sinh sống đông đúc.
  • Qua cống hẹp, cầu hay qua các sông suối, đập tràn,… dễ gặp chướng ngoại vật hoặc bị mắc kẹt xe. Do đó, bạn cần chủ động giữ khoảng cách hợp lý.
  • Xe đang lên dốc hoặc xuống dốc. Trường hợp này, giữ khoảng cách an toàn xe giúp bạn kịp thời xử lý khi xe trước gặp sự cố.
  • Xe ô tô qua khu vực có công trường đang thi công; khu vực thu phí đường bộ hoặc nơi có xảy ra tai nạn
  • DI chuyển trên tuyến đường gồ ghề, xấu,…
Xem thêm  Chiều Dài Cơ Sở Xe Là Gì? Cách Tính, Những Điều Cần Biết Về Chiều Dài Cơ Sở Xe Ô Tô 2022

Những trường hợp tài xế nên giảm tốc độ khi lái

Mức phạt khi không giữ khoảng cách an toàn

Giữ đúng khoảng cách an toàn khi tham gia giao thông giúp giảm thiểu tai nạn, các vụ va chạm không đáng có. Nhưng một số tài xế lại thờ ơ, bỏ qua quy định này. Vì vậy, căn cứ Nghị định 100/2019/NĐ-CP người tham gia giao thông không tuân thủ sẽ có mức phạt cụ thể như sau:

Vi phạm Phương tiện Mức phạt
Không giữ đúng khoảng cách an toàn theo quy định của biển báo hiệu “Cự ly tối thiểu giữa hai xe” Ô tô 800.000 – 1.000.000 VNĐ
Xe máy 100.000 – 200.000 VNĐ
Không giữ khoảng cách an toàn gây tai nạn giao thông Ô tô 10.000.000 – 12.000.000 VNĐ
Xe máy 4.000.000- 5.000.000 VNĐ
Không giữ đúng khoảng cách an toàn khi tham gia giao thông trên đường cao tốc Ô tô 3.000.000 – 5.000.000 VNĐ

Mức phạt khi không giữ khoảng cách an toàn

Các mẹo và một số gợi ý hiệu quả để xác định khoảng cách an toàn khi lái xe thực tế

Một số tuyến đường sẽ có biển báo nhắc nhở khoảng cách an toàn. Tuy nhiên, các tuyến đường khác sẽ không có. Trong trường hợp này, người lái sẽ cần sử dụng đến các mẹo, kỹ năng dưới đây để đảm bảo khoảng cách tối thiểu an toàn với những phương tiện khác.

Áp dụng quy tắc 2s khi lái xe

Trong điều kiện thời tiết bình thường, mặt đường khô ráo thì khoảng thời gian tối thiểu người lái chủ động xử lý được tình huống bất ngờ là 2 giây. Cụ thể, xe của bạn sẽ cách xe trước 2 giây để giúp kịp thời xử lý những tình huống xảy ra bất ngờ.

Xem thêm  Phân Khúc Xe Là gì? Các Dòng Phân Khúc Xe Hơi 2022

Để đảm bảo đúng quy tắc này, người lái cần có điểm cố định để làm cột mốc. Khi xe phía trước chạy qua điểm cột mốc đó, bạn sẽ đếm 2 giây và sau đó bạn cho xe sẽ chạy.

Áp dụng quy tắc 2s khi lái xe

Thời gian 2 giây thực tế rất ngắn, nên khi đếm bạn cần đếm như sau: “một không không một, một không không hai”. Trong trường hợp xe trước chưa chạy qua cột mốc, mà xe bạn đã đến thì khoảng cách của bạn chưa an toàn và cần điều chỉnh lại tốc độ.

Quy tắc 4s chủ xe nên biết khi lái xe

Đối với quy tắc 4 giây thì nó cũng giống như 2 giây nhưng thời gian và khoảng cách giữa hai xe được nhân lên gấp đôi. Lý do nào lại có sự khác biệt này? Đó là dựa trên hoàn cảnh áp dụng khi tham gia giao thông.

Quy tắc 4s chủ xe nên biết khi lái xe

Nếu như quy tắc 2 giây áp dụng cho điều kiện thời tiết, mặt đường di chuyển tốt thì quy tắc 4 giây áp dụng trong các điều kiện lái xe không đảm bảo an toàn như: mưa to, sương mù dày đặc, đường trơn trượt… Đây chính là lý do vì sao cần đảm bảo khoảng cách an toàn tối thiểu giữa 2 xe.

Trên đây là thông tin chia sẻ về quy định khoảng cách lái xe an toàn cũng như mức phạt khi vi phạm. Hy vọng rằng, qua bài viết này Nghiện Car đã cung cấp cho bạn đọc kiến thức bổ ích. Theo dõi website của chúng tôi thường xuyên để cập nhật các thông tin mới về ô tô, kinh nghiệm và mẹo hay nhé.

Xem thêm  Có Nên Về N Khi Dừng Đèn Đỏ, Kỹ Thuật, Cách Dừng Đèn Đỏ Khi Lái Xe 2022

Một số gợi ý hiệu quả để giữ khoảng cách an toàn xe ô tô

Ghi nhớ khoảng cách an toàn xe ô tô theo quy định

Một trong những cách để ghi nhớ khoảng cách theo quy định một cách dễ dàng là dùng số đầu của vận tốc nhân với 7( ở một số quốc gia sẽ nhân với 6 do có quy định khác với Việt Nam). Giả sử như bạn đang vận hành xe hơi với vận tốc là 110km/h, khoảng cách an toàn vào khoảng 11*7=77m

Tính khoảng cách an toàn khi lái xe ô tô

Sử dụng quy tắc 3 giây là kinh nghiệm được các tài xế truyền tai nhau để giữ khoảng cách an toàn, tránh va chạm. 3 giây là khoảng thời gian để người điều khiển phương tiện giao thông dừng xe an toàn sau khi đạp thắng kể cả phanh gấp.

Không phải khi không nói khoảng thời gian 3 giây định mệnh mà đó là kết quả của quá trình nghiên cứu, được tính toán tổng hợp về khả năng phản xạ của con người. Đồng thời đây cũng là khoảng thời gian mà ô tô sau khi phanh có thể dừng lại hoàn toàn theo quán tính.

Sau đây là một ví dụ tham khảo để tính khoảng cách an toàn giữa hai xe:

Một ô tô di chuyển với tốc độ 40km/h thì mỗi giây qua đi phương tiện đó đi được 11m. Với kinh nghiệm lái xe ô tô trong vòng 3 giây phương tiện này đi được 33m nên khoảng cách an toàn theo quy tắc 3 giây sẽ là 33m

Xem thêm  Cảm Biến Tốc Độ Ô Tô, Tìm Hiểu Các Bộ Phận, Nguyên Lý Hoạt Động 2022

Với công thức này, tài xế có thể thử ước lượng số thời gian di chuyển từ xe mình đến xe phía trước có hết 3 giây hay không. Nếu điều kiện thời tiết không tốt người lái xe có thể nhân đôi khoảng cách để đảm bảo an toàn trong quá trình di chuyển

Tính khoảng cách an toàn khi lái xe ô tô

Quan sát biển báo trên đường

Hiện nay, dọc các tuyến đường cũng có nhiều biển báo khuyến cáo , nhắc nhở khoảng cách an toàn giữa hai xe. Căn cứ vào đó, tài xế sẽ dễ dàng điều chỉnh tốc độ để giữ khoảng cách tốt nhất.

Bên cạnh đó, bạn không thể không bỏ qua các biển báo giới hạn tốc độ, điều chỉnh vận tốc và khoảng cách với xe phía trước để tránh bị các anh công an giao thông bắt lỗi vi phạm.

Thường xuyên kiểm tra và bảo dưỡng xe hơi

Thường xuyên kiểm tra và bảo dưỡng xe là điều rất cần thiết bởi bất kỳ thiết bị, đồ dùng hay phương tiện nào cũng sẽ gặp trục trặc trong quá trình sử dụng. Trước khi khởi động và điều khiển xe cần chắc chắn rằng mọi bộ phận của xe điều hoạt động ổn định và hiệu quả. Chính nhờ vậy, điều đó sẽ giúp bạn đưa ra các phán đoán chính xác hơn để lái xe an toàn, nhất là khi di chuyển trong hành trình dài.