Hệ Thống Treo Ô Tô, Những Kiến Thức Cơ Bản Cần Nắm, Cấu Tạo, Công Dụng 2022

Hệ Thống Treo Ô Tô, Những Kiến Thức Cơ Bản Cần Nắm 2022

Hệ thống treo là một trong những tính năng hữu ích hàng đầu trước trang bị, nhằm giúp xe được vận hành êm mượt, không bị giật. Đặc biệt, với nhiều người muốn mua xe hơi mới thường sẽ ưu tiên những mẫu xe có trang bị tính năng này. Tuy nhiên, cụ thể hệ thống treo ô tô là gì, tính năng này có thực sự hữu ích, cần thiết hay không? Tất cả sẽ được Nghiện Car giải đáp 

Hệ thống treo là gì? những kiến thức cơ bản về hệ thống treo

Bất kỳ một chiếc xe hơi nào cũng cần có những tính năng đặc biệt, có chức năng hỗ trợ xe vận hành một cách tốt nhất. Trong đó, hệ thống treo là tính năng quan trọng không thể thiếu và rất được người dùng quan tâm đến.

Hệ thống treo là gì?  

Hệ thống treo ô tô là tính năng được trang bị có nhiệm vụ nâng đỡ toàn bộ thân xe. Hơn hết, hệ thống vừa phải có độ cứng cao vừa đảm bảo được việc giúp xe vẫn di chuyển một cách chắc chắn, an toàn.

Hệ thống treo là gì?

Chưa hết, hệ thống này còn phải có khả năng hạn chế dao động của xe, khiến xe đằm và vận hành êm ái hơn. Bởi lẽ, hệ thống treo giúp bánh xe và thân xe hoạt động theo phương thẳng đứng 1 cách đồng bộ. Điều này nhằm giảm thiểu dằn xóc khi xe chạy qua đường xấu, khi xe vào cua, chuyển hướng…

Những kiến thức cơ bản về hệ thống 

Những kiến thức cơ bản về hệ thống

Mặc dù là một trong những tính năng quan trọng và hữu ích nhưng hệ thống treo xe ô tô cũng có những ưu nhược điểm riêng mà bạn nên biết đến

Ưu điểm

  • Hệ thống có cấu tạo từ đơn giản đến phức tạp (tùy phiên bản)
  • Sức chịu tải tốt và độ bền cao theo thời gian.
  • Khả năng bám trên đường tốt.
  • Giúp xe vận hành êm ái

Nhược điểm

  • Nhiều loại hệ thống treo còn bị rung lắc và chưa thật sự êm dịu
  • Một số loại hệ thống lại có trọng tâm tương đối thấp khiến khung gầm xe cũng thấp.
  • Một vài hệ thống có độ chụm và góc đặt bánh xe không ổn định, khiến bánh và thân bị rung lắc.
  • Giá thành và chi phí bảo dưỡng cao.
Xem thêm  Hướng Dẫn Lái Xe Số Tự Động, Cách Vận Hành, Cần Số Xe Tự Động, Sách Hướng Dẫn 2022

Cấu tạo và chức năng của hệ thống treo trên ô tô

Cấu tạo của hệ thống

Cấu tạo của hệ thống

Hệ thống treo gồm có cấu tạo 3 phần khác nhau. Trong đó, mỗi một bộ phận sẽ có 1 chức năng và nhiệm vụ khác nhau như:

Bộ phận đàn hồi

Phần này bao gồm: 

  • Lò xo
  • Thanh xoắn
  • Nhíp lá
  • Khí nén

Các phần trên có nhiệm vụ hấp thụ các chấn động của mặt đường, giảm tác động của trọng lượng lên khung xe. Việc này nhằm giúp bánh xe chuyển động êm ái hơn.

Bộ phận giảm chấn

Có 2 loại giảm chấn là giảm chấn thủy lực và giảm chấn ma sát. Cả 2 đều có vai trò hạn chế độ rung của bánh xe và thân xe. Điểm chung là đều giúp xe bám chắc mặt đường một cách tối ưu nhất.

Bộ phận dẫn hướng

Theo như tên gọi của mình, bộ phận này có nhiệm vụ đảm bảo chuyển động học của xe, hướng chuyển động của các bánh xe chỉ theo phương thẳng đứng. Bên cạnh đó, bộ hướng dẫn này còn có chức năng nhận và truyền lực của momen từ bánh xe lên đến khung và lốp xe.

Chức năng của hệ thống

Chức năng của hệ thống

Với sự phối hợp nhịp nhàng giữa 3 bộ phận, hệ thống treo ô tô đảm nhận được nhiều chức năng khác nhau. Cụ thể, hệ thống không chỉ đóng vai trò gánh trọng lượng cho toàn bộ xe mà còn đảm nhận nhiệm vụ đảm bảo các bánh xe đều được chuyển động theo phương thẳng đứng.

Quan trọng hơn hết, hệ thống treo còn giúp đảm bảo độ bám đường và ma sát  của bánh xe đối với mặt đường. Chính vì điều này nên xe mới có thể vận hành một cách nhanh nhẹn trong mọi tình huống như: Phanh gấp, góc cua, tăng tốc, giảm tốc hoặc chuyển hướng.

Xem thêm  Phí Bảo Trì Đường Bộ, Cách Nộp Phí, Mức Phạt Khi Không Nộp 2022

Chung quy lại, hệ thống treo có chức năng chính giúp xe vận hành êm ái, đảm bảo sự an toàn và sự thoải mái nhất cho người ngồi trên xe.

Các loại hệ thống treo phổ biến trên ô tô hiện nay

Hiện nay, trên thị trường có rất nhiều các loại hệ thống treo khác nhau. Điều đáng chú ý là mỗi loại hệ thống đều có những đặc trưng riêng. Xét về yếu tố dẫn hướng, có thể chia hệ thống treo thành hai loại chính là hệ thống treo độc lập và hệ thống treo độc lập.

Hệ thống treo độc lập

Hệ thống treo độc lập

Khi trang bị hệ thống này các bánh xe được gắn vào thân xe 1 cách hoàn toàn “độc lập” với nhau. Theo đó, hai đầu bánh xe có thể di chuyển độc lập, tự do mà không ảnh hưởng đến nhau. Chính vì điều này đã giúp độ rung từ mặt đường lên khung xe có thể được kiểm soát tốt hơn. 

Ngoài ra, nhờ phần khung treo nhỏ nên khả năng bám đường cao, chuyển động êm ái, dịu. Tuy nhiên, hệ thống lại có trọng tâm khá thấp khiến khung gầm xe cũng tương đối thấp.

Một số hệ thống treo độc lập điển hình như: MacPherson, hệ thống treo xương đòn kép, hệ thống treo đa liên kết…

Hệ thống treo bán độc lập

Hệ thống treo bán độc lập

Hệ thống này có cấu hình treo cho phép hai bánh xe di chuyển tương đối với nhau, nhưng chuyển động của chúng vẫn ảnh hưởng lẫn nhau. Nhìn chung, hệ thống treo bán độc lập phổ biến nhất là dầm xoắn (torsion beam)  kết hợp với  stabilizer bar (thanh cân bằng).

Hệ thống treo phụ thuộc

Hệ thống treo phụ thuộc

Ở hệ thống này, các bánh xe được gắn vào một cầu duy nhất, và các chi tiết treo kết nối cầu với thân xe. Khi chuyển động, hai bánh xe tương tác và phụ thuộc vào nhau. Cũng chính vì điều này nên hệ thống mới có tên gọi là “phụ thuộc”.

Xem thêm  Ký Hiệu Xe Số Tự Động, Cần Số Xe, Ý Nghĩa , Ưu Nhược Điểm 2022

Hệ thống này có ít chi tiết, cấu tạo đơn giản với độ bền cao cùng khả năng chịu tải tốt. Thành thử, hệ thống này thường phù hợp với các loại xe tải hay ô tô có cấu tạo khung vỏ rời.

Một số hệ thống treo phụ thuộc như: hệ thống treo liên kết Satchel, hệ thống nhíp lá, liên kết Watt…

Các lỗi hỏng thường gặp trên hệ thống treo ô tô

Các lỗi hỏng thường gặp trên hệ thống treo ô tô

Là bộ phận quan trọng và tiên quyết giúp xe được vận hành một cách tốt nhất, vì thế khi hệ thống bị hỏng ô tô không thể hoạt động một cách an toàn. Vì vậy, bạn nên nắm rõ một số các lỗi cơ bản thường gặp trên hệ thống để xử lý kịp thời.

Lỗi ở bộ phận đàn hồi

Ở bộ phận này, hệ thống treo dễ gặp phải các vấn đề sau:

  • Độ cứng giảm: Điều này khiến chiều cao và khả năng chịu tải giảm mạnh, độ giao động khi phanh hay tăng tốc cũng không còn nhạy.
  • Nhíp bị bó kẹt: Giảm khả năng giao động khiến xe bị rung lắc mạnh.
  • Bộ phận đàn hồi bị gãy.
  • Ụ tăng cứng bị vỡ: Làm tăng tải trọng tác động lên bộ phận đàn hồi, gây tiếng ồn lớn.
  • Quang nhíp, đai kẹp, giá độ lò xo bị rơ lỏng: gây xô lệch cầu xe, vô lăng bị nặng, gây tiếng ồn lớn

Lỗi ở bộ phận dẫn đường

Một số lỗi ở bộ phận này như: 

  • Khớp trụ, khớp cầu… bị mòn
  • Dầm cầu, nhíp lá, đòn giằng, bệ đỡ, bệ xoay… bị biến dạng
  • Vấu giảm va, vấu tăng cứng, thông số cấu trúc… bị sai lệch

Lỗi ở bộ phận giảm chấn

Bộ phận thường gặp các lỗi:

  • Xi lanh, Piston bị mòn
  • Phớt bao kín bị hở
  • Dầu bị biến chất
  • Van giảm chấn bị kẹt
  • Cao su liên kết bị hỏng
  • Piston bị cong
Xem thêm  Cruise Control Là Gì? Cách Sử Dụng Hệ Thống Điều Khiển Hành Trình, Ga Tự Động 2022

Lỗi ở thanh ổn định

Những lỗi thường gặp có thể kể như:

  • Độ cứng giảm
  • Gối nhựa cao bị mòn/ nát
  • Đòn liên kết bị trục trắc.

Thông thường, các lỗi này thường khiến xe có tiếng ồn, khu vực bánh xe bị rung, độ cao gầm xe giảm, xe bị xệ đuôi, khả năng bám đường giảm, lốp mòn không đều hay vô lăng bị nặng…

Cách kiểm tra hệ thống treo ô tô

Cách kiểm tra hệ thống treo ô tô

Nhằm để bạn và những thân của mình lái xe an toàn, hơn hết là để bảo vệ chiếc “xế hộp” của mình. Dưới đây là những cách kiểm tra hệ thống treo mà bạn nên tham khảo qua:

Bước 1: Quan sát và lắng nghe tiếng ồn, cảm nhận tình trạng hoạt động của hệ thống treo khi xe đang hoạt động. Nếu lái xe qua nhiều cung đường khác nhau để cảm nhận.

Nếu xe phát ra âm thanh lớn bất thường ngoài tiếng động cơ thì ắt hẳn hệ thống treo đã gặp phải trục trặc.

Bước 2: Nhấn mạnh các góc xe để xem hệ thống treo có còn độ nảy không để xem độ đàn hồi. Nếu phuộc nhún còn nảy tốt thì đây là dấu hiệu cho thấy lò xo vẫn còn tốt.

Bước 3: Dùng kích nâng góc bánh xe lên cao vừa tầm để bánh xe không còn chạm đất nhưng vẫn đảm bảo an toàn. Sau đó, 1 tay giữ chặt và 1 tay lắc mạnh bánh xe để kiểm tra độ rung. Nếu thấy có chuyển động bất thường thì khả năng trong hệ thống treo đã bị trục trặc.

Mặc dù, trên đây là những mẹo cơ bản để bạn có thể kiểm tra hệ thống treo có bị lỗi hay không. Tuy nhiên, để chắc chắn và an toàn bạn hãy đem xe đến gara để được kiểm tra chuyên môn. 

Xem thêm  Bảng Giá Sửa Chữa Ô Tô, Quy Định Về Thời Gian Bảo Dưỡng Xe Ô Tô Mới

So sánh ba cấu hình hệ thống treo phổ biến nhất trên ô tô hiện nay

Nhìn chung, các loại hệ thống treo được đánh giá ưu việt nhất bởi có thể hấp thụ các rung động dù là nhỏ nhất, mang đến sự êm ái cao nhất khi xe chuyển động. Nhưng để có cách nhìn khách quan hơn, dưới đây là so sánh về 3 loại hệ thống treo phổ biến nhất trên thị trường hiện nay.

Cấu hình hệ thống treo MacPherson

Cấu hình hệ thống treo MacPherson

Hệ thống treo MacPherson do kỹ sư ô tô người Mỹ cùng tên phát minh. Đáng nói, dù đã ra đời khá lâu nhưng đến nay hệ thống treo MacPherson vẫn là một trong các hệ thống treo được sử dụng phổ biến nhất.

Cấu tạo hệ thống này gồm: 

  • Giảm chấn thuỷ lực 
  • Đàn hồi lò xò
  • Bộ phận điều hướng một thanh.

Ưu điểm: Sử dụng linh kiện ít, giá thành rẻ, bảo dưỡng đơn giản, tiết kiệm không gian, trọng lượng nhẹ…

Nhược điểm: Dễ bị lắc ngang so với mặt đường, độ chụm bánh xe dễ lệch hơn…

Hệ thống treo đòn tay kép

Hệ thống treo đòn tay kép

Hệ thống treo này được hãng xe Pháp Citroen sử dụng đầu tiên. Hệ thống này có một tay đòn trên ngắn và một tay đòn dưới dài. Việc này giúp khi xe nhún, khoảng cách bánh xe không đổi còn góc nghiêng giữa bánh xe với phương thẳng đứng có thể thay đổi.

Ưu điểm: giúp bánh xe luôn ổn định, ít bị lắc ngang, cảm giác vào cua tốt hơn. Chưa dừng lại ở đó, hệ thống còn giảm chấn, dễ dàng điều chỉnh động học của hệ thống treo tuỳ theo từng mục đích vận hành khác nhau.

Nhược điểm: cấu tạo phức tạp hơn nên chi phí sản xuất, bảo dưỡng, sửa chữa thường tốn kém.

Hệ thống treo đa liên kết

Hệ thống treo đa liên kết

Được cải tiến từ hệ thống treo tay đòn kép, hệ thống treo này sử dụng rất nhiều thanh điều hướng khác nhau để điều hướng. Số lượng và cách thiết kế các thanh điều hướng này rất đa dạng tùy theo mục đích của nhà nhà sản xuất.

Xem thêm  Khoảng cách an toàn giữa 2 xe, quy định, cách tính, giữ khoảng cách an toàn 2022

Ưu điểm: điều khiển và xử lý dao động rất tốt trên mọi cung đường. Quan trọng hơn hết, ở hệ thống này người ta có thể can thiệp thay đổi một tham số nào đó mà không lo ảnh hưởng đến toàn bộ hệ thống.

Nhược điểm: thiết kế và phát triển phức tạp, chi phí cao, khó sửa chữa.

Lời kết về hệ thống treo trên ô tô

Hiện trên thị trường có một loại đệm cao su giảm chấn được quảng cáo có tác dụng giúp hệ thống giảm xóc hoạt động hiệu quả hơn hỗ trợ xe vào cua cân bằng tốt hơn, tăng chiều cao xe… Với những lời quảng cáo ngon ngọt để thuyết phục người mua và lắp vào hệ thống giảm xóc xe mình.

Tuy nhiên, các loại cao su này sẽ làm giảm độ nhún của lò xo khiến nó bị ép lại. Vì thế, thay vì lực nén được phân bố đều cho các vòng xoắn trên lò xo thì lực nén sẽ bị dồn cho các vòng xoắn khác một cách tiêu cực. Điều khiến độ lò xò phải chịu tải cao hơn với cùng một dao động. Chưa hết, việc lắp thêm cao su giảm chấn sẽ làm thay đổi thiết kế kỹ thuật ban đầu của xe, trái với quy định đăng kiểm. 

Chính vì điều này bạn nên  cân nhắc và tỉnh táo trước khi nghe theo những lời mời chào “có cánh”.

Với những chia sẻ trên Nghiencar mong rằng bạn đã biết thêm được tất tần tật về hệ thống treo là gì? Nếu muốn biết thêm các thông tin hữu ích về thị trường ô tô, phụ kiện xe hơi hãy truy cập vào Website chính thức của chúng tôi để không bỏ lỡ điều mới nhất.

1/5 - (1 bình chọn)