Đi Ô Tô Cần Mang Theo Giấy Tờ Xe Gồm Những Gì? Mức Phạt Với Xe Thiếu Giấy Tờ

Đi Ô Tô Cần Mang Theo Giấy Tờ Xe Gồm Những Gì? Mức Phạt

Giấy tờ xe gồm những gì chắc chắn là câu hỏi mà bất kỳ ai khi tham gia lái xe đều muốn tìm hiểu. Xe ô tô khi lưu thông trên đường bắt buộc phải có đầy đủ các  loại giấy tờ theo quy định của pháp luật để các cơ quan chức năng có thể dễ dàng quản lý và truy cứu trách nhiệm trong trường hợp xảy ra va chạm. 

Vậy giấy tờ xe gồm những gì? Bài viết dưới đây sẽ cung cấp thông tin về các giấy tờ xe ô tô cần thiết và mức phạt nếu không mang theo giấy tờ xe. 

Các loại giấy tờ cần phải mang theo khi lái ô tô

Khi đi đường, người điều khiển xe ô tô cần phải đảm bảo và tuân thủ đúng các quy định của Luật giao thông đường bộ. Những người đang trong quá trình tập lái xe ô tô thì bắt buộc phải đi cùng giáo viên hướng dẫn. Các giấy tờ mà người điều khiển xe ô tô phải có khi đi đường bao gồm:

  • Giấy phép lái xe. 
  • Giấy đăng ký xe. 
  • Giấy chứng nhận bảo hiểm. 
  • Sổ đăng kiểm xe ô tô.

Trong trường hợp xe ô tô đang mua trả góp thì người điều khiển xe ô tô phải mang theo giấy tờ bản gốc được phía ngân hàng cung cấp để thay thế cho Giấy phép đăng ký xe. Ngoài ra, các loại giấy tờ khác cũng đều phải là bản gốc, giấy tờ phô tô sẽ không thay thế được, đây là quy định tại Điều 3 Nghị định 23/2015/NĐ-CP.

Nếu người lái xe ô tô vi phạm quy tắc giao thông đường bộ, bị tước giấy phép lái xe hoặc đang bị tạm giữ giấy tờ theo Nghị định 171/2013/NĐ-CP, người vi phạm cần phải hoàn tất thủ tục nộp phạt thì mới được cơ quan chức năng giao trả lại giấy tờ chính.

Xem thêm  Turbo là gì? Có Nên Mua Xe Có Động Cơ Tăng Áp Không? 2022

Không mang đủ các giấy tờ xe phạt bao nhiêu?

Ở phần trên, Nghiện Car đã giúp các bạn biết được giấy tờ xe gồm những gì. Vậy nếu không mang đủ các giấy tờ xe sẽ bị phạt bao nhiêu? Tất cả sẽ được giải đáp ở phần dưới đây.

1. Giấy phép lái xe ô tô

Người điều khiển phương tiện ô tô sẽ bị phạt tiền từ 4.000.000 VNĐ – 6.000.000 VNĐ nếu vi phạm một trong các lỗi sau:

  • Không mang giấy phép lái xe hoặc sử dụng giấy phép lái xe không phải do cơ quan có thẩm quyền cấp, giấy phép lái xe không đúng tiêu chuẩn. Ngoài ra, người vi phạm lỗi còn có thể bị tạm giữ phương tiện 7 ngày trước khi các cơ quan chức năng ra quyết định xử phạt (tuân theo Điểm b Khoản 8 Điều 21).
  • Sử dụng giấy phép lái xe ô tô không phù hợp theo quy định hoặc giấy phép lái xe đã quá thời hạn sử dụng 06 tháng.
  • Sử dụng bằng lái xe quốc tế được chứng nhận bởi những quốc gia tham gia công ước về Giao thông đường bộ năm 1968 nhưng không mang theo khi đi đường.
  • Trường hợp không mang theo giấy phép lái xe khi tham gia giao thông sẽ bị phạt tiền từ 200.000 – 400.000 đồng (tuân theo Điểm a Khoản 3 Điều 21).

Giấy phép lái xe ô tô

2. Giấy đăng ký xe ô tô

Đối với trường hợp không có giấy đăng ký xe ô tô sẽ bị phạt tiền từ 2.000.000 VNĐ – 3.000.000 VNĐ. Bên cạnh đó, người vi phạm lỗi còn có thể bị tạm giam giữ giấy phép lái xe từ khoảng 1 – 3 tháng, tạm giữ phương tiện 7 ngày trước khi các cơ quan chức năng ra quyết định xử phạt. 

Xem thêm  Phân Loại Vạch Kẻ Đường Và Ý Nghĩa

Trong trường hợp người lái xe không xuất trình các loại giấy tờ chứng minh nguồn gốc của phương tiện (ví dụ như giấy tờ xe, chứng từ chứng nhận nguồn gốc xuất xứ xe hợp pháp, …) thì sẽ bị tịch thu luôn phương tiện (theo Điểm a Khoản 4 và Điểm a Khoản 6 Điều 16).

Phạt tiền từ 200.000 VNĐ – 400.000 VNĐ đối với các trường hợp có giấy đăng ký xe nhưng không mang theo. (Điểm b Khoản 3 Điều 21).

GIẤY ĐĂNG KÝ XE Ô TÔ

3. Sổ đăng kiểm

Đối với trường hợp người lái xe ô tô không có sổ đăng kiểm (giấy chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và chứng nhận bảo vệ môi trường) hoặc sổ kiểm định đã hết hạn sử dụng từ 1 tháng trở lên sẽ bị phạt tiền từ 4.000.000 VNĐ – 6.000.000 VNĐ.

Đối với trường hợp không mang sổ kiểm định (giấy chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường) sẽ bị phạt tiền từ 200.000 – 400.000 đồng. 

SỔ ĐĂNG KIỂM

4. Bảo hiểm xe

Đối với trường hợp người điều khiển xe ô tô nếu không mang giấy chứng nhận bảo hiểm trách nhiệm dân sự còn thời hạn sử dụng khi tham gia giao thông thì sẽ bị phạt tiền từ 400.000 VNĐ – 600.000 VNĐ (theo Điểm b Khoản 4 Điều 21).

BẢO HIỂM XE

Những lưu ý lái xe ô tô an toàn, đúng pháp luật

Khi tham gia giao thông, ngoài việc biết được giấy tờ xe gồm những gì thì những người lái xe ô tô cần chú ý tuân thủ và làm theo quy định của Luật giao thông đường bộ để đảm bảo an toàn cho bản thân, cho người đi đường và không bị cảnh sát giao thông xử phạt. Dưới đây là một số quy định mà các bạn cần đặc biệt chú ý.

Xem thêm  Hộp Số Ly Hợp Kép Là Gì? Cấu Tạo Và Nguyên Lý Làm Việc Hộp Số Ly Hợp Kép 2022

Quy định về đèn vàng

Khoản 3 Điều 10 quy định đèn báo tín hiệu giao thông bao gồm 3 màu đỏ, xanh, vàng. Trong đó:

  • Đèn đỏ: Người lái xe phải điều khiển xe dừng lại.
  • Đèn xanh: Người lái xe được phép điều khiển xe đi tiếp.
  • Đèn vàng: Người lái xe điều khiển xe dừng lại trước vạch dừng trắng (hoặc dừng phía trước đèn tín hiệu theo chiều đi). Trường hợp người điều khiển đã lái xe đã đi quá vạch dừng khi đèn vàng xuất hiện thì sẽ được đi tiếp. 

Nếu người điều khiển xe ô tô cố tình không chấp hành hiệu lệnh của đèn tín hiệu giao thông thì sẽ bị xử phạt hành chính từ 3.000.000 VNĐ – 5.000.000 VNĐ, theo điểm a, khoản 5, Điều 5 Nghị định 100/2019/NĐ-CP.

Phải báo hiệu bằng còi hoặc đèn khi muốn vượt xe khác 

Khoản 1 Điều 14 quy định người điều khiển xe ô tô nếu xin vượt xe khác phải có báo hiệu bằng đèn hoặc còi; nếu di chuyển trong khu vực đô thị và khu đông dân cư từ 22 giờ đến 5 giờ thì xe ô tô chỉ được sử dụng đèn để báo hiệu xin vượt.

Khoản 2 điều 14 quy định xe xin vượt chỉ được phép vượt xe đi trước khi không có chướng ngại vật hay vật cản phía trước, không có xe đang di chuyển ngược chiều trong đoạn đường xin vượt, xe đang chạy trước không có bất kì tín hiệu báo vượt xe khác và xe phía trước đã giảm tốc độ và tránh về phía bên phải.

Xem thêm  Kính Xe Ô Tô Bị Mờ Do Trời Mưa, Nguyên Nhân, Cách Xử Lý Kính Xe Bị Mờ Do Trời Mưa 2022

Khoản 3 Điều 14 có quy định: khi có xe ô tô xin vượt, người điều khiển phương tiện xe phía trước phải chủ động giảm tốc độ đang đi, đi sát về phía bên tay phải của làn đường xe chạy để nhường cho xe phía sau vượt qua nếu đủ điều kiện an toàn.

7 nơi không được lùi xe

Theo khoản 1 Điều 16 Luật Giao thông đường bộ có quy định người lái xe ô tô phải quan sát phía sau, phải có tín hiệu cần thiết và đến khi thấy không có nguy hiểm mới được phép lùi xe. Dưới đây là 7 khu vực mà người điều khiển xe ô tô không được lùi xe: 

  • Khu vực cấm dừng xe.
  • Phần đường kẻ vạch trắng dành cho người đi bộ sang đường.
  • Nơi giao nhau của đường bộ. 
  • Đường sắt giao nhau cùng mức với đường bộ.
  • Nơi tầm nhìn bị che khuất.
  • Trong hầm đường bộ.
  • Đường cao tốc.

Dừng xe, đỗ xe ô tô cách lề đường phố không quá 0,25m

Khoản 1 Điều 19 Luật Giao Thông có quy định người điều khiển xe ô tô phải dừng, đỗ sát vào lề đường, hè phố bên phải theo chiều đi của mình; bánh xe gần nhất phải cách mép lề đường, hè phố dưới 0,25m và không được gây cản trở, nguy hiểm cho những người tham gia giao thông. 

Nếu đường phố chật hẹp thì người lái xe phải dừng lại, đỗ xe ở vị trí cách xe ô tô đang đỗ phía bên kia đường tối thiểu 20m. Ngoài ra, người lái xe ô tô cần lưu ý không dừng, đỗ xe ở những vị trí bị cấm sau (theo khoản 2 Điều 19):

  • Đường dành cho xe điện.
  • Miệng cống thoát nước.
  • Đường điện cao thế.
  • Khu vực xe cứu hỏa lấy nước.
  • Dưới lòng đường, hè phố.
Xem thêm  Cấu Tạo Động Cơ Ô Tô, Tìm Hiểu Các Bộ Phận, Nguyên Lý Làm Việc 2022

Nhận diện các loại biển báo hiệu đường bộ

Biển báo hiệu đường bộ có tác dụng dùng để hướng dẫn đường đi hoặc điều hướng, giúp người lái xe thuận lợi, an toàn. Có tổng cộng 5 nhóm biển báo hiệu đường bộ, mỗi nhóm đều sẽ biểu thị những ý nghĩa khác nhau, bao gồm:

  • Biển báo cấm: cảnh báo các điều bị cấm.
  • Biển báo nguy hiểm: cảnh báo các tình huống nguy hiểm phía trước có thể xảy ra. 
  • Biển hiệu lệnh: có tác dụng báo các hiệu lệnh mà người lái xe phải thi hành.
  • Biển chỉ dẫn: có tác dụng chỉ dẫn hướng đi.
  • Biển phụ: loại biển thuyết minh hoặc bổ sung cho các loại biển báo cấm, biển báo cảnh báo nguy hiểm, biển hiệu lệnh và biển chỉ dẫn.
  • Đi đúng tốc độ được cho phép và giữ khoảng cách ở mức an toàn đúng quy định với xe đi phía trước.

Giấy tờ xe ô tô nên để ở đâu?

Khi đã biết được giấy tờ xe gồm những gì, người lái xe ô tô phải luôn mang theo đủ 4 loại giấy tờ đã kể trên để tránh bị vi phạm lỗi và bị xử phạt. Tuy nhiên, mang theo giấy tờ xe ô tô nên để ở đâu cũng là một vấn đề của không ít các tài xế.

Có người sẽ chọn để ở ví nhưng theo kinh nghiệm thì điều này không nên thực hiện. Bởi sẽ có trường hợp người lái xe có thể để quên ví và toàn bộ giấy tờ ở nhà, hoặc đánh rơi ví và sẽ làm mất hết các giấy tờ. 

Xem thêm  Nước Làm Mát Động Cơ Ô Tô, Đèn Cảnh Báo Nhiệt Độ, Cách Kiểm Tra 2022

để giấy tờ xe ở đâu

Cách an toàn nhất mà Nghiện Car muốn chia sẻ đến các bạn đó là nên để ở trong hộc đựng đồ trong xe có khóa, hoặc dưới ghế hoặc dưới thảm lót chân. Điều này giải quyết được tình trạng trộm cắp giấy tờ xe và đảm bảo cho các bạn luôn có giấy tờ xe bên người.

Qua bài viết trên, Nghiện Car đã giải đáp cho bạn đọc giấy tờ xe gồm những gì và mức phạt với xe mang thiếu giấy tờ khi tham gia giao thông. Sau khi đã nắm được giấy tờ xe gồm những gì, người điều khiển xe ô tô cần phải chú ý luôn mang đầy đủ 4 loại giấy tờ này, đồng thời tuân thủ theo quy định của Luật giao thông để đảm bảo an toàn khi lái xe.

Bình chọn post