Chiều Dài Cơ Sở Xe Là Gì? Cách Tính, Những Điều Cần Biết Về Chiều Dài Cơ Sở Xe Ô Tô 2022

Những Điều Cần Biết Về Chiều Dài Cơ Sở Xe Ô Tô 2022

Chiều dài cơ sở xe ô tô là thông số quan trọng không chỉ dừng lại ở việc thể hiện kiểu dáng, phân hạng của từng dòng xe mà còn giúp cho người dùng đánh giá được khả năng vận hành, sự thuận tiện trong quá trình sử dụng của xe.

Khi lựa chọn mua xe ô tô hiện nay, rất nhiều khách hàng dựa vào chiều dài cơ sở để chọn cho mình chiếc xe phù hợp. Đây thực sự là thông số quan trọng không chỉ thể hiện kiểu dáng, phân hạng của từng dòng xe mà còn giúp cho người dùng đánh giá được khả năng vận hành, sự thuận tiện trong quá trình sử dụng của xe.

Cùng Nghiện car tìm hiểu sâu hơn về thông số cơ sở của xe này thông qua bài viết bên dưới.

Chiều dài cơ sở xe ô tô là gì?

Chiều dài cơ sở của xe ô tô là khoảng cách giữa tâm bánh xe trục trước đến tâm bánh xe trục sau.

Các hãng xe có chiều dài cơ sở khác nhau và chúng phụ thuộc vào thiết kế của từng hãng, mục đích sử dụng hay đối tượng khách hàng mà họ hướng tới.

Qua đó nếu chiều dài cơ sở lớn sẽ giúp các nhà thiết kế ô tô có thể bố trí không gian giữa các hàng ghế ngồi thoải mái và dễ chịu. Một mẫu xe có chiều dài cơ sở lớn sẽ có khoang hành khách rộng cũng như khoảng cách để chân giữa các hàng ghế rộng rãi, giúp người ngồi có thể ngả lưng thoải mái, thậm chí có thể nằm.

Xem thêm  Bằng A2 Lái Xe Gì? Tìm Hiểu Điều Kiện, Thủ Tục Đăng Ký, Thời Gian Đào Tạo, Mức Phạt Không Có Bằng Lái Xe Khi Tham Gia Giao Thông 2022

Chiều dài cơ sở xe ô tô là gì?

Phân biệt chiều dài cơ sở và chiều dài tổng thể xe ô tô

Không ít khách hàng cho rằng chiều dài tổng thể xe ô tô và chiều dài cơ sở là một. Tuy nhiên, đây là 2 khái niệm hoàn toàn khác nhau. Vậy để nhận biết chiều dài tổng thể và chiều dài cơ sở ô tô sẽ như thế nào?

  • Chiều dài cơ sở (Wheelbase): Là kích thước đoạn thẳng nối hai điểm lần lượt là tâm bánh trước và tâm bánh sau của xe.
  • Chiều dài tổng thể (Overall Length): Là kích thước đoạn thẳng nối điểm đầu tiên tới điểm cuối cùng của xe.

Phân biệt chiều dài cơ sở và chiều dài tổng thể xe ô tô

Ý nghĩa của chiều dài cơ sở xe ô tô

Chiều dài cơ sở xe ô tô được xem là phần khá quan trọng đối với khả năng vận hành, kiểu dáng xe và độ rộng rãi của không gian hành khách. Cụ thể, chiều dài cơ sở mang ý nghĩa như sau:

  • Đối với không gian khoang hành khách: chiều dài cơ sở của xe càng lớn thì khung gầm xe càng dài, khoang hành khách sẽ càng rộng rãi.
  • Chính vì thế, khi chọn mua xe ô tô nếu so sánh những mẫu xe trong cùng phân khúc, cùng tầm tiền, nếu bạn muốn có được sự thoải mái cao hơn về độ rộng rãi bên trong khoang nội thất thì nên ưu tiên chọn các mẫu có chiều dài cơ sở lớn hơn.

Khả năng vận hành:

Chiều dài cơ sở xe ảnh hưởng trực tiếp tới điều kiện vận hành của xe, cụ thể hơn chính là độ lớn bán kính vòng quay và độ ổn định động học của xe.

Xem thêm  Hướng Dẫn Lái Xe Số Tự Động, Cách Vận Hành, Cần Số Xe Tự Động, Sách Hướng Dẫn 2022

Tùy thuộc vào phân hạng xe hay dáng xe, điều kiện địa hình, vận tốc… mà chiều dài cơ sở và các kích thước liên quan sẽ được các hãng sản xuất tính toán, đưa ra thiết kế để sản xuất phù hợp.

Khả năng vận hành xe ô tô

Điều kiện địa hình: 

Đối với những mẫu xe được sản xuất để di chuyển phù hợp với những địa hình phức tạp, gồ ghề… thì phải có chiều dài cơ sở ngắn. Chiều dài cơ sở càng ngắn thì khoảng cách tới vị trí trọng tâm xe càng giảm, điều này giúp cho xe di chuyển linh hoạt hơn trong các địa hình hạn chế.

Khi được kết hợp cùng khoảng sáng gầm xe cao thì chiều dài cơ sở ngắn sẽ khiến cho các góc tiếp cận và góc vượt đỉnh dốc tăng lên đáng, xe sẽ không ngại với bất kỳ loại địa hình khó nào.

Chính vì thế, những chiếc SUV thường sẽ được thiết kế với chiều dài cơ sở ngắn hơn.

Điều kiện địa hình xe ô tô

Tốc độ:

Đối với những chiếc xe thường xuyên vận hành với tốc độ cao và hay phải vào những đoạn cua gắt thì lại cần tăng chiều dài cơ sở. Như vậy cũng cần đồng thời hạ thấp khoảng sáng gầm để kéo dài khoảng cách giữa các trục bánh xe tới trọng tâm xe.

Như vậy khi xe tăng hoặc giảm tốc độ một cách đột ngột bức tốc/hãm tốc vững vàng, mượt mà hơn khi momen chống lật đã được tăng đáng kể.

Xem thêm  Cách Tính Biển Số Xe Đẹp, Công Thức Tính, Giải Mã, Dịch, Phân Tích, Ý nghĩa 2022

Điều này cũng giúp thân xe sẽ ổn định hơn do có trọng tâm thấp và có hệ số khí động học tốt hơn giúp khả năng bám đường tốt.

Đó là những lý do mà thông thường các mẫu xe đua sẽ có gầm xe và trọng tâm thấp hơn các mẫu xe thông thường khác.

tốc độ xe ô tô

Dáng xe:

Đúng thật, chiều dài cơ sở cũng ảnh hưởng không nhỏ đến vóc dáng của một chiếc xe. Với những mẫu xe thông thường có tỷ lệ chiều dài cơ sở so với kích thước tổng thể càng lớn thì không gian nội thất sẽ rộng hơn.

Nhưng chắc chắn điều đó phải đánh đổi bằng sự cân đối trong thiết kế tổng thể ngoại thất, khả năng vận hành ổn định cũng sẽ kém đi phần nào đó.

Các mẫu xe cỡ nhỏ chuyên dùng để sử dụng trong đô thị sẽ có hai trục được kéo dài và áp sát tối đa phần cản sau, còn đối với những mẫu sedan dáng vẻ cân xứng và gọn  hơn khi kích thước tổng thể lớn hơn.

dáng xe ô tô

Cách tính chiều dài cơ sở của xe ô tô

cách tính chiều dài cơ sở xe ô tô

Chiều dài cơ sở của một xe ô tô được tính theo công thức sau:

D = A + B + C.

Trong đó:

+ D: là chiều dài tổng thể

+ A: Chiều dài cơ sở

+ B: Là khoảng cách từ tâm bánh trước đến đầu xe

+ C: Là khoảng cách từ tâm bánh sau đến hết đuôi xe

Với những phân tích trên có thể nhận thấy rằng chiều dài cơ sở hay trục cơ sở của các dòng xe hiện nay quyết định rất nhiều tới kết cấu thân xe, không gian nội thất, khả năng vận hành… Chính vì vậy khi lựa chọn mua xe, việc tìm kiếm cho mình những dòng xe có mức chiều dài cơ sở phù hợp cũng là yếu tố rất quan trọng cho nhiều khách hàng hiện nay. 

Xem thêm  Hỗ Trợ Khởi Hành Ngang Dốc Là Gì? Kỹ Thuật Khởi Hành, Cách Dừng Xe An Toàn 2022

Mục đích/điều kiện vận hành

Thông thường, với các dòng xe được thiết kế để chinh phục những địa hình phức tạp thì chắc hẳn những dòng xe này sẽ phải có mức chiều dài cơ sở ngắn.

Mức chiều dài cơ sở ngắn đồng nghĩa với việc khoảng cách giữa trục tới vị trí trọng tâm của xe sẽ giảm – chính lối thiết kế này đã giúp cho các dòng xe có được sự linh hoạt một cách tối ưu khi vận hành, ngoài ra góc tiếp cận và góc vượt đỉnh dốc sẽ tăng lên ở mức đáng kể nhất. 

Tuy nhiên, đối với các xe ô tô được xác định sẽ vận hành thường xuyên ở tốc độ cao và có những pha vào cua “gắt”, xe cần được tăng chiều dài cơ sở và hạ thấp độ cao của gầm, khoảng cách từ các trục bánh xe đến trọng tâm xe xa hơn.

Khi đó, xe tăng/ giảm tốc đột ngột, lực tác động từ mặt đường lên các bánh xe trước/sau giảm đáng kể giúp xe bứt tốc/ hãm tốc vững vàng hơn và mượt hơn.

Ngoài ra, thân xe cũng ổn định hơn nhờ trọng tâm thấp và hệ số khí động học tốt hơn giúp tăng khả năng bám đường và vận hành ổn định. Chiều dài hay chiều rộng cơ sở lớn sẽ góp phần tối ưu không gian dành cho hành khách, đặc biệt là đối với những dòng sedan hạng sang.

Xem thêm  Cách Chống Chuột Vào Xe Ô Tô, Lưới Chống, Máy Đuổi, Cách Tiêu Diệt Chuột Hiệu Quả 2022

Kích thước tổng thể của một chiếc xe ô tô 4 chỗ

Kích thước tổng thể của một chiếc xe ô tô 4 chỗ

Phân khúc xe Hatchback

  • Xe hạng A: Từ 3300 x 1450 x 1400 tới 3700 x 1500 x 1450
  • Xe hạng B: Từ 3700 x 1550 x 1450 tới 3900 x 1550 x 1600
  • Xe hạng C: Từ 3900 x 1700 x 1550 tới 4100 x 1700 x 1600
  • Xe hạng D: Từ 3100 x 1700 x 1600 tới 4300 x 1750 x 1700

Phân khúc xe Sedan

  • Xe hạng A: Từ 3900 x 1650 x 1550 tới 4100 x 1670 x 1550
  • Xe hạng B: Từ 4100 x 1650 x 1550 tới 4300 x 1700 x 1660
  • Xe hạng C: Từ 4300 x 1750 x 1550 tới 4550 x 1700 x 1650
  • Xe hạng D: Từ 4600 x 1700 x 1650 tới 5000 x 1700 x 1900

Trên đây là những thông tin về chiều dài cơ sở xe ô tô Nghiện car đưa đến cho bạn. Mong rằng với những thông tin này, sẽ giúp bạn hiểu và nắm được ý nghĩa của chiều dài cơ sở đến khả năng vận hành và thiết kế của xe ô tô và chung quy lại với mục đích cuối cùng để chọn một chiếc xe phù hợp cho mình.