Không có bugi hay bugi bị hỏng thì ô tô không khởi động được. Sức khỏe của bộ phận này liên quan trực tiếp đến hoạt động của ô tô. Vậy bugi ô tô được hiểu như thế nào, hoạt động ra sao? Cùng Nghiện Car tìm hiểu từ A-Z trong bài.
Bugi Ô Tô Là Gì?
Bugi là một bộ phận nhỏ, nhưng hoạt động của nó có đóng góp mạnh mẽ cho sự hoạt động của động cơ xe. Nói một cách dễ hiểu, để biến nhiên liệu trong ô tô từ một nguồn năng lượng tiềm năng thành một nguồn động năng, động cơ xe cần phải tìm cách giải phóng nó và nó thực hiện điều đó thông qua quá trình đốt cháy.
Bugi là bộ phận cuối cùng trong hệ thống đánh lửa. Với vai trò phát ra tia lửa điện ở giữa điện cực trung tâm và điện cực của bên nối mát, từ đó đốt cháy nhiên liệu trong xi lanh.
Với hỗn hợp nhiên liệu và khí được đốt bởi bugi thì áp suất tăng lên, lúc này piston chuyển động và tác động lên trục khuỷu. Từ đó, động cơ ô tô sẽ chuyển động quay, xe nổ máy chạy.
Cấu tạo và tác dụng của bugi xe ô tô
Bugi là một vật liệu cực kỳ bền và có khả năng chịu được hàng triệu lần đánh lửa trong suốt quá trình hoạt động. Với thiết kế trong có vẻ nhỏ, nhưng chúng có cấu tạo đặc trưng để thực hiện được nhiệm vụ quan trọng của hệ thống đánh lửa xe ô tô đấy.
- Vị trí 1: Thiết bị đầu cuối
- Vị trí 2: Chất cách điện
- Vị trí 3: Điện trở
- Vị trí 4: Điện cực trung tâm
- Vị trí 5: Điện cực nối đất hoặc điện cực bên
- Vị trí 6: Đầu Hex
- Vị trí 7: Vòng đệm
- Vị trí 8: Sườn
Các loại bugi ô tô
Mức tiết kiệm nhiên liệu cho xe ô tô có sự phụ thuộc vào loại bugi đang dùng. Vì thế, việc tìm hiểu các loại bugi và chất liệu làm nên chúng để chọn lựa bugi phù hợp với xe của bạn cũng rất cần thiết.
Trên thị trường vậy bugi thường được phân biệt bằng ba loại.
– Bugi bằng đồng: loại này phổ biến nhất vì đồng dẫn điện tốt và có khả năng đánh lửa trong điều kiện khắc nghiệt. Tuy nhiên, tuổi thọ sử dụng không quá cao và giá thành loại này rẻ.
– Bugi bằng platinum: Đầu điện được làm bằng chất liệu bla tin luôn, bền và khả năng đánh lửa rất tốt, sử dụng được trong thời gian dài.
– Bougie bằng chất liệu Iridium: Đầu điện cực được sử dụng hợp kim iridium. Loại này có độ bền nhất trong tất cả các loại bugi, khả năng đánh lửa cũng rất tốt.
– Ngoài ra, bugi còn chia theo khả năng tản nhiệt. Khả năng tản nhiệt thấp là bugi loại nóng, khả năng tản nhiệt cao là bugi loại lạnh.
Tên gọi này được đặt theo khả năng tản nhiệt. Với các động cơ khác nhau, khách hàng có thể lựa chọn loại bugi thích hợp để lắp đặt cho xe ô tô của mình, hoạt động hiệu quả nhất.
Cách thức hoạt động của bugi (spark plug)
Quy trình cháy trong xilanh ô tô cần: O2, nhiên liệu và nhiệt. Trong động cơ, mỗi khi 1 xilanh thực hiện chu kỳ nạp sẽ hút khoảng 21% oxy. Đối với động cơ phun đa điểm, nhiên liệu sẽ được phun trong kỳ nạp. Đối với động cơ phun trực tiếp, nhiên liệu được phun trong chu kỳ nén.
Hai cách cung cấp nhiệt cho quy trình cháy: bugi cấp nhiệt cho động cơ xăng, còn động cơ diesel sử dụng nhiệt nén. Khi xe đạt vận tốc 88km/h, trung bình xilanh đốt khoảng 1000 lần/phút, tương đương 16 lần/giây.
Trong động cơ xăng, nhiệt được cung cấp dưới dạng tia sét nhỏ. Điện áp cao (5 kV đến 45 kV tùy thuộc vào từng loại xe) được tạo ra trong dây đánh lửa và được điều khiển bởi mô-đun điều khiển động cơ (ECM).
Điện tích được truyền tới bugi thông qua dây bugi. Tia lửa xảy ra khi điện tích nhảy giữa các điện cực bugi trong phạm vi 0,25 mm đến 1,8 mm. Nhiệt sinh ra từ 4.700 ° C đến 6.500 ° C sẽ đốt cháy hỗn hợp nhiên liệu – không khí và đẩy piston xuống trong chu kỳ nén.
Bugi ô tô loại nào tốt?
Trong ba loại Bougie chúng tôi vừa đề cập ở trên, loại nào cũng có những ưu điểm riêng. Tùy theo mục đích và nhu cầu sử dụng của chủ xe mà chọn loại bugi cho phù hợp.
Tuy nhiên, trên thị trường đang thịnh hành loại bugi với chất liệu iridium. Hoặc dựa trên chỉ số tản nhiệt, bugi loại nóng thì dùng cho các loại xe có động cơ tỷ số nén thấp, di chuyển quãng đường ngắn, tải nhẹ. Bugi loại lạnh thì dùng cho xe có động cơ tỷ số nén cao, di chuyển quãng đường xa và có tải trọng lớn.
Cách nhận biết bugi ô tô bị hỏng
Bugi đóng vai trò quan trọng trong quá trình vận hành của xe ô tô. Nên khi bugi bị hỏng, nó sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu suất cũng như hoạt động của xe. Các dấu hiệu nhận biết bugi ô tô bị hỏng rất dễ thấy như sau:
– Hao xăng khi sử dụng xe ô tô: nếu bình thường bạn thấy vấn đề hao xăng, rất có khả năng là bugi đang bị trục trặc. Hệ thống đánh lửa sẽ không kiểm soát được cường độ tia lửa hoặc lượng oxy để cung cấp nhiên liệu cho xe. Vì thế quá trình đánh lửa sẽ tốn kém nhiên liệu và gây hao xăng.
– Ô tô không nổ hoặc khó nổ: Khi người lái đề xe, có thể là do bugi bị mòn, khó bắt lửa hơn bình thường. Lúc này hệ thống đánh lửa sẽ bổ sung thêm nhiên liệu để các hơi nước động lại ở trong xi lanh sẽ được giải phóng.
– Động cơ ôtô phản hồi chậm: Trong trường hợp cần tăng tốc và tài xế đạp ga, bugi sẽ tạo ra các tia lửa. Nhưng nếu quá trình tạo lửa này nó bị chậm trễ, thì vấn đề động cơ sẽ giật và tăng ga một cách đột ngột.
– Động cơ ôtô bị yếu: Nếu bugi yếu, hoặc bị lỗi thì tạo ra tia lửa không đủ mạnh. Điều này sẽ gây ảnh hưởng đến động cơ và nó yếu hơn bình thường.
– Động cơ bị rù, rung nhiều ở chế độ nghỉ
– Đèn check engine ở xe ô tô báo lỗi động cơ
Màu sắc đầu bugi nói lên điều gì ?
Nếu mà dân lái xe nhiều hoặc sửa xe nhiều, họ sẽ nhìn màu bugi để đoán bệnh của xe ô tô.
Bugi màu đỏ gạch, nâu vàng
Bugi có màu đỏ gạch hoặc nâu vàng thì bugi làm việc bình thường, trong trường hợp muốn thay thì nên lựa chọn bugi có chiều dài lớp sứ cách nhiệt bằng nhau.
Bugi có màu đen và khô
Bugi có màu đen và khô là do bị dư xăng hoặc xe chạy cầm chừng quá mức, nguyên nhân dẫn đến tình trạng trên có thể là lọc gió bị bẩn, bộ chế hòa khí bị hỏng, cánh bướm gió bị kẹt hoặc bugi đánh lửa bị yếu. Như vậy trong trường hợp này cần kiểm tra lại lọc gió, vệ sinh cánh bướm, trước khi thay bugi mới.
Bugi màu đen và ướt
Khi bugi có màu đen và bị ướt thì chứng tỏ dầu máy đã lọt vào xi lanh của xe, khi bugi hoạt động đốt thành muội than mà bám ở phía trên bugi cũng như dầu đã làm cho bugi bị ướt. Những nguyên nhân dẫn đến tình trạng trên có thể là do bị hở xéc-măng, xupap hoặc thành của xi lanh bị mài mòn. Như vậy trong trường hợp này cần kiểm tra lại động cơ, sửa chữa làm máy.
Bugi có màu trắng
Trong trường hợp bugi có màu trắng thì cho thấy động cơ đã hoạt động quá nhiệt độ. Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng trên như: bugi có khoảng nhiệt lớn, việc làm mát động cơ bị hư hỏng, động cơ có quá nhiều không khí, thiếu xăng,… Như vậy trong trường hợp này cần thay mới bugi hoặc có thể điều chỉnh các vấn đề có liên quan.
Bugi bị chảy cực tâm
Trường hợp bugi bị chảy ở cực tâm hoặc toàn bộ bị chảy hết là do các nguyên nhân như: việc tự động đánh lửa làm cho nhiệt độ cao, xuất hiện chất cháy bị đóng cặn trong buồng đốt, xupap hay mobin bị hư hỏng, hoặc nguồn nhiên liệu có chất lượng kém.
Điều này sẽ làm ảnh hưởng đến công suất của động cơ, do đó cần thay mới bugi cũng như kiểm tra lại mobin, động cơ cũng như nguồn nhiên liệu.
Bugi bị chảy ở cả hai cực
Trong quá trình sử dụng đánh lửa, bugi chịu lượng nhiệt lớn làm bị chảy 2 cực cũng như có những tạp chất lạ bám dính trên bực của bugi. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến hiện tượng trên như: mobin, xupap bị hư hỏng, xăng kém chất lượng hoặc xuất hiện chất cháy bám cặn trong buồng đốt.
Như vậy trong trường hợp này cần thay mới bugi, bên cạnh đó khi cần phải kiểm tra thêm mobin đánh lửa, sử dụng nguồn xăng chất lượng, kiểm tra lại động cơ để đảm bảo bugi sẽ hoạt động trong tình trạng tốt.
Bugi có khoảng cách đánh lửa lớn
Đây là tình trạng xảy ra khi bugi được sử dụng trong một thời gian dài nhưng không được kiểm tra và thay thế.
Trong quá trình sử dụng việc đánh lửa sẽ làm cho cực tâm bị mòn theo thời gian, làm cho khoảng cách đánh lửa lớn, điều này làm ảnh hưởng tới khả năng đánh lửa của bugi, việc đánh lửa khó và công suất động cơ bị giảm. Như vậy trong trường hợp này thì cần thay mới bugi.
Bugi có cực âm bị bào mòn nhiều
Bugi có cực âm bị bào mòn nhiều nguyên nhân có thể là do xuất hiện các chất phụ gia trong xăng hoặc dầu của động cơ. Trong trường hợp này cần thay mới bugi để tránh trường hợp động cơ bị mất lửa, khi xe tăng tốc lên do khe hở giữa hai điện cực lớn làm đánh lửa kém.
Bugi bị vỡ đầu sứ
Bugi bị vỡ đầu sứ nguyên nhân có thể là do bugi bị đánh rơi hoăc do bị tác động cơ khí hoặc trong quá trình sử dụng lâu ngày bugi bị đóng cặn, cực tâm bị gỉ sét. Như vậy trong trường hợp này cần thay mới bugi để tránh làm giảm công suất động cơ.
Hướng dẫn các bước thay bugi mới
Sau khi bạn đã hiểu về các loại bugi và cách nhận biết bugi bị hỏng. Hãy nên tiến hành kiểm tra và xem xét các dấu hiệu bugi để kịp thời sửa chữa và thay mới khi có vấn đề.
Sau đây là các bước để bạn thay bugi mới cho xe ô tô:
– Tháo bugi cũ ra: Xem xét vị trí mà Bougie được lắp đặt ở trên động cơ xe ô tô. Lắp đặt trên cùng đối với động cơ xe L4 và L6. Lắp đặt ở phía hai bên động cơ đối với V6 và V8. Trong quá trình tháo ra, nên lưu ý là cho động cơ xe đã nguội hoàn toàn toàn mới tiến hành thực hiện.
– Lắp bugi mới vào: Trước khi lắp đặt, bạn nên dùng súng gió để vệ sinh khu vực bugi đã tháo ra. Nhằm đảm bảo vừa vệ sinh, vừa kiểm tra các dây cao áp, vỏ cách điện có an toàn hay không. Sau đó, tiến hành lắp bugi mới vào phù hợp với từng loại động cơ.
Thay bugi đắt hơn có khiến xe mạnh hơn không?
Nếu bạn cứ nghĩ tiền nào của đó, áp dụng cho trường hợp thay bugi thì nên xem lại. Tuy bugi mới có khả năng định lượng tốt hơn và hạn chế tiêu tốn năng lượng của động cơ hơn nhưng sự phù hợp là phải xem xét đến.
Để phát huy công suất tối đa của một chiếc ô tô, các nhà sản xuất đã tính toán đến các bộ phận liên kết với nhau. Đặc biệt, mỗi đời xe, mỗi thông số xe sẽ phù hợp với mỗi loại bugi khác nhau.
Một típ để các bạn lựa chọn loại bugi đó là thông số chiều dài khe định lượng, trở trong, nhiệt độ làm việc và hình dáng phải đúng với tiêu chuẩn của động cơ xe.
Đừng vì quan niệm bugi càng tốt khi giá thành càng mắt mà chọn loại bugi không phù hợp. Dẫn đến hoạt động của xe không ổn định, có thể xảy ra hiện tượng rung, dật và giảm công suất.
Bao lâu nên thay bugi ô tô một lần?
Các tài xế xe ô tô mới luôn gặp phải một sai lầm đó là khi xe có trục trặc thì mới đem đi bảo dưỡng và thay bugi.
Sẽ có rất nhiều vấn đề nghiêm trọng không chỉ là xoay quanh bugi mà còn khiến các bộ phận liên quan khác của động cơ ôtô dễ hỏng và phải tốn chi phí rất nhiều.
Vì thế thời điểm thích hợp để kiểm tra và thay bugi là sau 50.000km. Đối với việc vệ sinh thì sau 20.000km.
Không chỉ là thay bugi, có thể kết hợp với việc vệ sinh thay thế lọc gió động cơ định kỳ.
Giá bugi ô tô
Chúng tôi đề cập ở trước, bugi ô tô được làm bởi rất nhiều vật liệu điện cực khác nhau. Do đó giá thành cũng sẽ có sự chênh lệch khác nhau.
Ví dụ, giả bugi thấp nhất là chất liệu Nikel, tiếp theo là bạch kim, và cuối cùng là bugi iridium. Iridium hiện đang có giá giao động từ 800.000 – 1.200.000 đồng cho bộ 4 bugi.
Những lưu ý khi thay thế bugi ô tô
Khi thay thế bugi ô tô cần nắm rõ:
– Thời gian tiến hành thay thế bugi ô tô mới: sau 50.000km thì kiểm tra và thay bugi mới, sau 20.000km thì tiến hành vệ sinh bugi.
– Lưu ý khi tháo bugi ô tô: Tại vị trí tháo, cần đánh dấu để không bị nhầm lẫn khi lắp đặt vào không đúng thứ tự. Nó sẽ ảnh hưởng đến quá trình đốt cháy nhiên liệu của động cơ. Khi tháo và lắp bugi thì nên lưu ý là làm sạch cái khoang chứa bugi và những chi tiết khác.
– Thường xuyên xem lại cách nhận biết màu sắc bugi để “bắt bệnh” cho bugi. Bởi vì dưới áp lực làm việc liên tục thì bugi rất dễ bị hao mòn.
– Đảm bảo tốt vấn đề và kiểm tra thay thế đúng, chính xác. Bạn nên tìm một trung tâm kỹ thuật xe ô tô để “khám” các bộ phận này thường xuyên.
Lắp đặt, sử dụng, kiểm tra và sửa chữa đúng, chính xác thiết bị bugi xe ô tô. Để đảm bảo hoạt động của động cơ được tốt, vận hành êm ái. Hy vọng thông tin về thiết bị bugi ô tô ở trên, Nghiện Car cung cấp cho bạn những thông tin bổ ích, giúp lái xe an toàn.
Cách lựa chọn bugi phù hợp cho xe ô tô
Việc lựa chọn bugi phù hợp với xe sẽ giúp cho việc hoạt động của nó tốt, giúp xe vận hạnh hiệu quả, hạn chế được những hư hỏng xảy ra. Muốn lựa chọn bugi phù hợp thì phải dựa vào nguyên tắc sau:
- Đối với những xe phân khối nhỏ, đi các quãng đường ngắn, tốc độ động cơ ngắn , tỉ số nén của động cơ thấp thì nên chọn bugi nóng
- Đối với những xe phân khối lớn, chạy đường dài, tốc độ chạy cao thì nên chọn bugi nguội