Bình chữa cháy ô tô là một một trong những thiết bị chữa cháy trực tiếp và nhanh nhất trước khi đám cháy lan ra, bình chữa cháy này hầu như được các chủ xe trang bị đầy đủ trên ô tô. Tuy nhiên, hiểu rõ về những quy định, cách sử dụng và bảo quản bình chữa cháy như thế nào luôn là một câu hỏi đặt ra cho các chủ xe.
Liệu bình chữa cháy xe ô tô này giúp ích gì cho chủ xe, để hiểu rõ về quy định và cách sử dụng về các loại bình chữa cháy cho xe ô tô. Hãy cùng Nghiện Car đọc bài viết dưới đây nhé!
Quy định và cách sử dụng bình cứu hỏa trên xe ô tô
Các loại xe ô tô bắt buộc phải trang bị ít nhất một bình cứu hỏa trên xe và mỗi loại xe sẽ có những quy định và mức xử phạt cũng như cách sử dụng khác nhau.
Quy định
Theo Thông tư 57/2015/TT-BCA được sửa đổi bởi Thông tư 148/2020/TT-BCA, quy định xe ô tô phải có bình chữa cháy đối với các phương tiện giao thông cơ giới đường bộ như sau:
- Các loại xe ô tô từ 4 đến 9 chỗ ngồi không cần trang bị bình chữa cháy.
- Các loại xe ô tô trên 9 chỗ ngồi, xe rơ moóc hoặc sơ mi rơ moóc chở khách được kéo bởi xe ô tô, máy kéo phải trang bị:
- Bình chữa cháy bột xách tay hoặc bình dạng khí CO2 xách tay hoặc bình chữa cháy gốc nước xách tay.
- Đèn pin cầm tay
- Số lượng và khối lượng bình chữa cháy phụ thuộc vào số chỗ ngồi của từng loại xe quy định tại Phụ lục I ban hành theo thông tư 146 cụ thể:
Phương tiện ô tô | Bình bột chữa cháy dạng xách tay bao gồm khối lượng chất chữa cháy không nhỏ hơn 2kg hoặc bình khí chữa cháy CO2 xách tay bao gồm khối lượng chất chữa cháy không nhỏ hơn 2kg hoặc bình chữa cháy gốc nước xách tay với dung tích chất chữa cháy không nhỏ hơn 3 lít | Bình bột chữa cháy xách có khối lượng chất chữa cháy không nhỏ hơn 4kg hoặc bình khí chữa cháy CO2 xách tay với khối lượng chất chữa cháy không nhỏ hơn 5kg hoặc bình chữa cháy gốc nước xách tay với các dung tích chất chữa cháy không nhỏ hơn 6 lít | Đèn pin cầm tay |
Ô tô từ 10 đến 30 vị trí ngồi | 2 bình | 1 chiếc | |
Ô tô trên 30 vị trí ngồi | 2 bình | 1 bình | 1 chiếc |
Rơ moóc và sơ mi rơ moóc chở khách được | 1 bình | 2 bình | 1 chiếc |
Mức xử phạt
Theo quy định về Điều 41, Nghị định số 167/2013/NĐ-CP về các xử phạt vi phạm hành chính đối với lĩnh vực an ninh trật tự và đảm bảo an toàn xã hội, phòng chống cháy nổ, phòng chống tệ nạn, phòng chống bạo lực gia đình quy định:
Phạt tiền từ 3-5 trăm nghìn đồng với một trong các hành vi sau đây:
- Không kiểm tra và bảo dưỡng hệ thống, phương tiện phòng cháy và chữa cháy định kỳ.
- Trang bị phương tiện phòng cháy & chữa cháy không đầy đủ hoặc không đồng bộ theo quy định.
- Không trang bị phương tiện chữa cháy cho phương tiện giao thông cơ giới theo quy định.
Phạt tiền từ 3 – 5 triệu đồng đối với một trọng những trường hợp sau đây:
- Trang bị, lắp đặt, sử dụng các phương tiện phòng cháy & chữa cháy chưa được kiểm định về chất lượng, chủng loại, mẫu mã theo quy định.
- Trang bị các phương tiện phòng cháy & chữa cháy không phù hợp với tính chất nguy hiểm cháy, nổ của cơ sở theo quy định.
- Sử dụng các phương tiện chữa cháy ở vị trí thường trực chữa cháy dùng vào mục đích khác.
- Không dự trữ nước chữa cháy theo quy định.
- Di chuyển hoặc thay đổi vị trí lắp đặt các phương tiện phòng cháy và chữa cháy theo thiết kế đã được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt.
- Không trang bị các phương tiện chữa cháy thông dụng cho phương tiện giao thông cơ giới chuyên dùng với mục đích vận chuyển chất, hàng nguy hiểm về cháy, nổ theo quy định.
Cách sử dụng
Bất kỳ bình chữa cháy ô tô dạng nào đều có cách sử dụng:
Bước 1: Lắc nhẹ bình để chất các cháy trộn đều.
Bước 2: Tháo nắp hoặc khóa nắp bảo vệ ở trên miệng.
Bước 3: Giữ bình theo hướng thẳng đứng
Bước 4: Hướng miệng bình về phía đám cháy và nhấn nút phun vào đám cháy đến khi đám cháy được dập tắt
Bình cứu hỏa nên đặt ở đâu trên xe hơi?
Người sử dụng nên chú ý lắp đặt bình chữa cháy ở những nơi không ảnh hướng đến tầm nhìn thao tác khi lái xe. Không nơi đặt bình cứu hỏa ở nơi có ánh sáng trực tiếp chiếu vào vì sẽ nguy hiểm khi không may gặp tai nạn dẫn đến phát nổ. Không nên đặt bình cứu hỏa dưới dầm ghế hành khách phía trên cánh cửa, phía sau của xe..
Vị trí đảm bảo an toàn nhất chính là gầm ghế hành khách phía trước hoặc khoang hành lý nhưng phải có hệ thống nâng đỡ không bị va đập trong khi vận hành xe.
Những lưu ý bảo quản bình chữa cháy trên ô tô an toàn
Hầu hết các bình cứu hỏa trên ô tô không chịu được nhiệt độ dưới 55 độ C. Trong khi ở nước ta vào mùa hè nhiệt độ ở ngoài trên tăng khá cao. Nếu xe đậu ở những nơi nắng gay gắt, nhiệt độ trong xe có thể tăng lên 58 – 60 độ C. Nhiệt độ càng cao khiến áp suất cháy trong bình tăng cao dễ gây cháy nổ rất nguy hiểm. Do đó khi cất giữ bình chữa cháy cần lưu ý những vấn đề sau:
Không nên đặt bình chữa cháy ở những nơi có nhiệt độ cao
Khi nhiệt độ môi trường cao, vượt quá mức giới hạn của bình chữa cháy sẽ khiến thể tích chữa cháy trong bình tăng cao. Vì an toàn chúng ta không nên để bình chữa cháy trong ô tô ở những nơi nắng chiếu vào trực tiếp.
Đặt bình chữa cháy ở những nơi trong tầm với của tài xế
Muốn xử lý nhanh nhất khi xảy ra hỏa hoạn người dùng nên để bình chữa cháy gần với tay cầm của tài xế. Vị trí đặt bình chữa cháy trên ô tô nên là phía dưới của ghế tài xế hoặc để ở chỗ chân của ghế phụ. không nên đặt bình chữa cháy tại nơi để chân ghế tài xế bởi dễ gây vướng víu khi tài xế điều khiển chân.
Hạn chế sự di chuyển bình chữa cháy
Trong quá trình bảo quản, người sử dụng cần lưu ý hạn chế di chuyển bình chữa cháy. Nếu có di chuyển nên nhẹ nhàng tránh va đập mạnh bởi có thể khiến áp suất trong bình tăng đột ngột rất dễ gây cháy nổ.
Các loại bình cứu hoả ô tô
Hiện nay có bốn loại loại bình cứu hỏa cho ô tô trên thị trường được phép sử dụng để trang bị cho xe. Bốn loại này đều không chỉ có khả năng dập tắt đám cháy mà còn không gây ô nhiễm môi trường.
Bình cứu hoả bột khô (Powder)
Bình cứu hỏa cho xe hơi ở dạng bột khô đây là chất chữa cháy ở dạng bột khô làm loãng nồng độ Oxy. Bột sẽ tác dụng trực tiếp với nhiệt sinh ra khí CO2 làm cho đám cháy thiếu oxy và tắt đi.
Loai bình cứu hỏa này thích hợp với những đám cháy có chế phẩm xăng, dầu… Điều quan trọng hơn nữa là bình cứu hỏa ô tô dạng bột khô này không gây ô nhiễm môi trường và không ảnh hưởng đến cơ thể của con người khi tiếp xúc trực tiếp.
Bình cứu hoả dạng CO2 (Carbon Dioxide)
Bình cứu hỏa loại khí CO2 này sử dụng chất chữa cháy này dạng khí CO2 được nén lỏng trong bình có áp suất cao. Bình cứu hỏa CO2 hoạt động theo nguyên lý làm ngạt, khí CO2 của bình sẽ làm loãng khí Oxy khiến các đám cháy dập tắt nhanh nhất. Ngoài ra, Người sử dụng cần chú ý khí trong bình CO2 có thể gây ra tình trạng bỏng lãnh nếu phun vào cơ thể người.
Bình cứu hoả bọt
Bình cứu hỏa dạng bọt (foam) sử dụng chất chữa cháy loại bọt, hoạt động thể nguyên lý cách ly. Khi sử dụng dạng bọt để chữa cháy nó sẽ tạo ra một lớp màng phủ bên ngoài vật cháy để ngăn cách với Oxy giúp ngăn chặn các đám cháy phát tán.
Bình cứu hoả nước (water)
Bình cứu hỏa ô tô dạng nước được sử dụng chất chữa cháy từ dung dịch có nguồn gốc từ nước. Thực tế đây là dung dịch chữa có nguồn gốc từ sinh học cho hiệu quả chữa cháy tốt hơn và giảm nhiệt nhanh.
Mỗi loại bình cứu hỏa thường có những đặc điểm và công dụng riêng biệt, không phải bình chữa cháy nào cũng có thể dập tắt tất cả các loại đám cháy. Bởi nó còn phụ thuộc vào đám cháy đó có to hay nhỏ cũng như sử dụng đúng cách cho từng loại bình chữa cháy hay không.
Bạn có thể mua bình chữa cháy oto tại đây:
Xem tại Tiki! Xem tại Lazada! Xem tại Shopee!Hướng dẫn cách sử dụng bình chữa cháy trên xe ô tô
Kết luận
Trên đây là tất cả các thông tin mà chúng tôi chia sẻ đến quý độc giả. Hy vọng sau bài viết này có thể giúp các độc giả hiểu sâu hơn về quy định cũng như cách sử dụng bình chữa cháy trên ô tô nhé!
Cám ơn bạn đã đồng hành cùng với Nghiện Car.
Bài viết liên quan khác: