Bảng Giá Sửa Chữa Ô Tô, Quy Định Về Thời Gian Bảo Dưỡng Xe Ô Tô Mới

Bảng Giá Sửa Chữa Ô Tô, Quy Định Về Thời Gian Bảo Dưỡng Xe Ô Tô Mới

Xe hơi hay xe ô tô đều giống với bất kỳ các phương tiện xe khác, cũng cần được bảo dưỡng định kỳ nhằm hạn chế những hư hỏng và rủi ro trong lúc vận hành xe nhằm đảm bảo an toàn cho xe mà người sử dụng.

Vậy bảo dưỡng xe ô tô là gì? Mục đích của việc bảo dưỡng xe ô tô cũng như Bảng Giá Sửa Chữa Ô Tô như thế nào? Hãy cùng Nghiện Car tìm hiểu những thông tin trên qua bài viết dưới đây nhé!

Bảo dưỡng ô tô là gì?

Bảo dưỡng ô tô là một trong những công việc cần thiết nhất đối với những ai sở hữu xe. Mục đích của việc bảo dưỡng ô tô này là phát hiện những hư tổn tiềm năng và nhanh chóng sửa chữa đề hạn chế những sự cố tai nạn bất ngờ đến với bạn.

Bảo dưỡng ô tô là gì?

Mục đích bảo dưỡng ô tô là gì?

Bảo dưỡng xe không chỉ dành cho ô tô mà tất cả những máy móc nào cũng sẽ bị hao mòn dần theo thời gian. Do đó, mục đích của bảo dưỡng ô tô là khắc phục được những vấn đề hao mòn đầu tiên trước khi nó gây ảnh hưởng đến các hệ thống khác, từ đó các hệ thống của xe có thể hoạt động một cách tốt nhất.

Nếu bảo dưỡng ô tô bằng cách định kỳ đúng hạn sẽ giúp xe bạn hạn chế những hư hỏng, hoạt động tốt hơn, nâng cao tuổi thọ và đáp ứng mức độ an toàn về quy định.

Mục đích bảo dưỡng ô tô

Các quy định về thời gian bảo dưỡng cho xe ô tô

Theo quy định của các hãng xe bảo dưỡng ô tô, mốc bảo dưỡng xe được tình trạng kilomet, hay thời gian vận hành xe. Đa phần, mọi người đều theo dõi lịch bảo dưỡng dựa trên số kilomet xe đã đi được.

Bên cạnh đó, thời gian cũng là một trong những yếu tố quan trọng cần xem xét khi bảo dưỡng xe, mặc dù xe chưa đi đủ số kilomet quy định nhưng đến thời gian bảo dưỡng cũng cần được đưa xe đi bảo dưỡng.

Các quy định về thời gian bảo dưỡng cho xe ô tô

Bảo dưỡng ô tô gồm những gì?

Khi bảo dưỡng ô tô có rất nhiều hạng mục mà ô tô cần bảo dưỡng và thay thế bao gồm:

Thay dầu động cơ: thay thế dầu theo định kỳ 5.000km hoặc 6 tháng lần, dầu động cơ có tác dụng bôi trơn và làm mát, sạch chống gỉ cho ô tô. Nếu động cơ máy không thay dầu sẽ làm bộ máy dễ hao mòn và xe nhanh nóng.

Xem thêm  Có Nên Mua Xe Ô Tô Cũ, Cách Xem Xe, Kinh Nghiệm Chọn Xe Hiệu Quả 2022

Bảo dưỡng ô tô gồm những gì?

Thay lọc dầu động cơ: tiếp tục thay thế định kỳ sau 10.000km. Thay lọc dầu động cơ có tác dụng làm loại bỏ các cặn bẩn trước khi bắt đầu một hành trình mới. Nếu không thay lọc dầu theo định kỳ thì dầu nhớt sẽ bị ảnh hưởng.

Thay lọc gió động cơ: Lọc gió động cơ có công dụng loại bỏ những bụi bẩn ở trong không khí trước khí các không khí nảy đi vào buồng đốt. Nếu lọc gió này không được thay định kỳ thì dễ làm tắc nghẽn do bụi bám nhiều. Điều này gây ảnh hưởng đến tỷ lệ hòa khí.

Thay lọc gió động cơ

Thay lọc nhiên liệu: Lọc nhiên liệu có công dụng loại bỏ những tạp chất trước khi nhiên liệu đi vào buồn đốt. Nếu nhiên liệu không được thay thế, có thể gây ra tình trạng nhiễm bẩn làm giảm hiệu năng đốt cháy, ảnh hướng lớn đến công suất động cơ.

Thay bugi: Bugi này có tác dụng tạo ra những tia lửa giúp đốt cháy hỗn hợp nhiên liệu và không khí. Nếu bugi nhiễm bẩn sau thời gian dài, mòn làm đánh lửa yếu hoặc chậm thậm chí không đánh được lửa, chính vì vậy bugi cần thay thế định kỳ.

Thay bugi

Vệ sinh kim phun: kim phun có nhiệm vụ phun nhiên liệu để tạo ra sự cháy bên trong buồng đốt và sau thời gian làm việc kim phun thường bị nhiều muội than bám, do đó cần vệ sinh kim phun.

Thay nước làm mát động cơ: nước làm mát này có tác dụng làm mát động cơ. Khi động cơ làm việc sau một thời gian dài nước làm mát dễ bị bẩn hoặc biến chất… nên cần kiểm tra và thay thế đúng định kỳ.

Kiểm tra điều chỉnh khe hở xupap: Khi động cơ làm việc, xupap được tiếp xúc trực tiếp với nhiệt độ cao nên dễ dẫn đến bị giãn nở. Cho nên, khi khe hở bị giãn nở có thể đóng kín vào cuối kỳ nén. Nếu khe hở này quá lớn có thể làm thời điểm đóng và mở của xupap bị sai lệch. Cho nên cần kiểm tra thường xuyên và điều chỉnh khe hở xupap đúng tiêu chuẩn.

Kiểm tra điều chỉnh khe hở xupap

Thay đai truyền động trục cam: Khi dây curoa cam kết nối với bánh đà trục cam và trục khuỷu tạo ra sự chuyển động và ăn khớp với nhau. Khi làm việc với thời gian dài đai cam này dễ bị mòn và đứt, nên thay đai truyền động trục cam định kỳ.

Xem thêm  Bằng A2 Lái Xe Gì? Tìm Hiểu Điều Kiện, Thủ Tục Đăng Ký, Thời Gian Đào Tạo, Mức Phạt Không Có Bằng Lái Xe Khi Tham Gia Giao Thông 2022

Kiểm tra các dây đai trên động cơ: dây đai động cơ có thể dẫn động cho hệ thống điều hòa hay bơm két nước, trợ lực lái và máy phát điện… Sau một thời gian dài làm việc dây đai sẽ dễ bị mòn và đứt, cho nên cần kiểm tra định kỳ và thay thế kịp thời nếu bị xuống cấp.

Kiểm tra các dây đai trên động cơ

Kiểm tra điều chỉnh tốc độ không tải: Van điều khiển không tải có thể điều khiển tốc độ của động cơ ở các chế độ không tải, và sau khoảng thời gian dài làm việc, van dễ bị sai lệch nên kiểm tra và điều chỉnh lại.

Thay dầu hộp số: Dầu hộp số có tác dụng bôi trơn và làm sạch chống lại sự rỉ sét cho các hộp số bên trong. Và dầu hộp số sẽ bị bẩn và biến chất sau một thời gian dài hoạt động.

Thay dầu cầu: Dầu này có nhiệm vụ bôi trơn và giảm lực ma sát cho hệ thống truyền động.

Thay dầu cầu

Kiểm tra và bảo dưỡng phanh trước và sau: khi hệ thống phanh làm việc với tần suất cao trong điều kiện khắc nghiệt. Nên thay dầu cầu thường xuyên.

Kiểm tra và điều chỉnh phanh đỗ: Hệ thống phanh đỗ này giúp cố định lại khi xe đỗ, mặc dù chịu tải ít hơn phanh chân nhưng lại hoạt động nhiều hơn nên được kiểm tra và điều chỉnh lại.

Thay dầu phanh: Dầu phanh có tác dụng truyền lực giúp cho hệ thống phanh hoạt động. Nhưng phanh dầu thường bị nhiễm nước vì tính năng hút ẩm sau thời gian làm việc dài, Do đó cần kiểm tra và thay thế.

Thay dầu trợ lực lái: dầu này có tác dụng truyền lực để đẩy thanh răng giúp vô lăng xoay chuyển nhẹ nhàng.

Đảo lốp xe: Trong lương ở các lốp xe không đều nên dễ mòn. Cho nên cần đảo lốp định kỳ.

Đảo lốp xe

Kiểm tra hệ thống điều hòa và quạt, sưởi: Kiểm tra hệ thống vệ sinh lọc gió, vệ sinh dàn lạnh và thay phin lọc ga…

Kiểm tra van thông gió và hộp các te, đường ống và đầu nối

Kiểm tra rotuyn hay cao su chắn bụi

Kiểm tra các hệ thống treo, các cao su chắn bụi trục truyền động

Kiểm tra hệ thống xả

Kiểm tra nắp bình xăng và đường ống, những đầu nối hệ thống nhiên liệu

Kiểm tra độ rơ của vô lăng, các thanh liên kết và thước lái

Kiểm tra nước rửa kính cũng như cần gạt mưa

Kiểm tra nước rửa kính cũng như cần gạt mưa

Kiểm tra hệ thống còi của xe

Xem thêm  Thảm Lót Sàn Ô Tô, Ưu Nhược Điểm, Bảng Giá, Những Lưu Ý Khi Mua 2022

Kiểm tra áp suất lốp cũng như độ mòn của lốp xe

Kiểm tra bình ắc quy và độ mòn của điện lực

Kiểm tra các hệ thống đèn xe

Kiểm tra các hệ thống đèn xe

Các cấp bảo dưỡng ô tô

Bảo dưỡng cấp 1 (5.000 km)

Bảo dưỡng ô tô cấp 1 tương ứng với mức bảo dưỡng 5.000km. Đây là nhóm được xếp vào vị trí bảo dưỡng cấp nhỏ, trong giai đoạn xe vẫn còn mới nên nhiều tài xế còn bỏ qua giai đoạn này. Nhưng đây là giai đoạn cực kỳ quan trọng trong việc phát hiện các lỗi trên xe có thể ảnh hưởng đến mức độ an toàn và có thể khắc phục những vấn đề sớm nhất.

Bảo dưỡng định kỳ 5000km bao gồm:

  • Vệ sinh thổi bụi ở khoang máy
  • Thay nhớt xe
  • Vệ sinh lọc gió của động cơ
  • Vệ sinh lọc gió của điều hòa

Ngoài ra, chủ xe có thể yêu cầu những nhân viên kiểm tra những chi tiết tương tự khác: dầu thắng, bộ phun nước rửa kính hay dầu hộp số…

Bảo dưỡng cấp 2 (10.000 km)

Ở giai đoạn từ 10.000km ô tô của bạn sẽ được bảo dưỡng:

  • Vệ sinh thổi bụi khoang máy
  • Thay nhớt cho ô tô
  • Vệ sinh lọc gió của động cơ
  • Vệ sinh lọc gió của điều hòa
  • Thay lọc nhớt
  • Đảo lốp

Các hạng mục tham khảo thêm bao gồm: Kiểm tra những góc đặt bánh xe hay vệ sinh hệ thống bôi trơn bằng những dung dịch và đổ dung dịch bảo vệ hệ thống.

Khi thay nhớt cho ô tô ở giai đoạn 10.000km là một trong những điều cần thiết để bộ máy hoạt động trơn tru hơn. Hơn thế nữa, các hạng mục bảo dưỡng 10.000km này sẽ tương tự như bảo dưỡng 5.000km. Bên cạnh đó, các chủ xe vẫn nên tiến hành các giai đoạn thay lọc dầu để đảm bảo rằng các cặn đầu hay chất bẩn không bị bít tắc làm ảnh hưởng đến hoạt động của xe.

Bảo dưỡng cấp 3 (20.000 – 30.000 km)

Những công việc của hai lần trước trong quá trình bảo dưỡng xe, các chủ xe cần được thay lọc gió động cơ cũng như lọc gió điều hòa. Bên cạnh đó, khi vận hành một thời gian dài, chiếc xe cần được đảo lốp để hạn chế nhất các hiện tượng mòn lốp không đều cũng như tăng tuổi thọ lốp.

Khi tiến hành bảo dưỡng lốp ở giai đoạn 20.000km, xe sẽ được bảo dưỡng hệ thống phanh. Nhằm mục đích phanh xe luôn được vận hành tốt và chính xác nhất, có thể phát hiện kịp thời các vấn đề hư hỏng của má phanh, đĩa phanh…

Xem thêm  Khóa Vi Sai Là Gì? Nhiệm Vụ, Cầu Sau, Ưu Nhược Điểm, Cách Khắc Phục

Ngoài ra chủ xe có thể tham khảo thêm các dịch vụ như: kiểm tra các góc đặt bánh xe, vệ sinh các hệ thống bôi trơn, vệ sinh họng bướm ga và van không tải cũng như vệ sinh dàn lạnh điều hòa… Sau khi nhân viên kỹ thuật kiểm tra và báo cáo về trình trạng xe.

Bảo dưỡng cấp 4 (40.000 – 60.000 km)

Thời gian vận hành xe ở mốc 40.000-60.000 là mốc thời gian trọng cho việc bảo quản xe, nó liên quan đến động cơ của xe. Khi bảo dưỡng xe sẽ giúp động cơ hoạt động trơn tru hơn, bảo vệ được luồng khí và tiết kiệm nhiên liệu cũng như giảm tiếng ồn trong xe.

Ở trong giai đoạn 40.000-60.000km xe bạn cần tiến hành bảo dưỡng các vấn đề sau:

  • Dầu hộp số: dầu này giúp bôi trơn hộp số, các bộ vi sai được nhằm mục đích đảm bảo những chi tiết này hoạt động một cách nhẹ nhàng cũng như hệ thống truyền của xe luôn được những trạng thái tốt nhất.
  • Dầu trợ lực: để đảm bảo cho các hoạt động trơn tru hơn cho người lái, cần luôn thay đổi các dầu trợ lực trong giai đoạn bảo dưỡng 40.000-60.000km và kiểm tra cũng như tiến hành lần bảo dưỡng tiếp theo.
  • Dầu phanh và dầu ly hợp: khi xe ở trình trạng 40.000-60.000km xe có thể bị ẩm cũng như ăn mòn phanh. Vấn đề này có thể ra sự nguy hiểm trong quá trình điều khiển ô tô di chuyển. Do đó, những nhà sản xuất luôn khuyến cáo với người tiêu dùng là luôn thay thế dầu phanh và ly hợp sau khi vận hành đến 40.000-60.000km
  • Lọc nhiên liệu: khi thay lọc nhiên liệu nhằm thay thế những cặn bẩn nhiên liệu không làm tắc nghẽn làm ảnh hưởng đến quá trình tiêu hao nhiên liệu trong lúc động cơ xe hoạt động.
  • Dây curoa: đây là giai đoạn quan trọng liên quan đến các hoạt động truyền dẫn của động cơ. Tránh tình trạng dây chai hay nứt cũng như giảm ma sát làm động cơ hoạt động không ổn định.

Việc thay thế những vấn đề được nhắc đến trên nhằm đảm bảo cho xe của bạn hoạt động êm ái cũng như giảm mài mòn khi xe hoạt động lâu dài.

Bảo dưỡng cấp cao (80.000 – 100.000 km)

Bảo dưỡng ở giai đoạn 80.000-100.000km ngoài những hạng mục được thay thế ở mốc bảo dưỡng 40.000-60.000km.

Xem thêm  Cách Tính Thuế Nhập Khẩu Xe Ô Tô Mới Chuẩn Nhất, Tìm Hiểu Các Loại Thuế 2022

Vào lúc này, cũng cần được kiểm tra và thay thế những chi tiết cần thiết khác như: kiểm tra góc đặt bánh xe hay cân chỉnh nó khi cần thiết, vệ sinh những hệ thống kim phun buồng đốt và cân chỉnh thước lái, vệ sinh các hệ thống bôi trơn, hệ thống dàn lạnh điều hòa, cọng hút bướm ga hay van không tải cũng như bảo dưỡng máy đề, thay má phanh, thay dầu phanh…

Quy trình bảo dưỡng xe ô tô

Quy trình bảo dưỡng xe ô tô giúp cho các chủ xe đánh giá tình trạng xe mình. Và quy trình bảo dưỡng bao gồm 12 bước sau:

Bước 1: Tiếp nhận xe, xin thông tin cũng như lập hồ sơ cho khách hàng

Bước 2: Kiểm tra và đánh giá tình trạng xe cũng như yêu cầu dịch vụ từ khách hàng.

Bước 3: Tư vấn các dịch vụ và lập bảng báo giá thông báo đến khách hàng

Bước 4: Lập lệnh sửa chữa và chuyển đến KTV

Bước 5: KTV tiếp tục tiến hành bảo dưỡng xe, nếu có bất kỳ phát sinh gì sẽ báo đến CVDV để thông tin và lấy ý kiến từ khách hàng.

Bước 6: Kiểm tra chất lượng dịch vụ cũng như chạy thử máy

Bước 7: Vệ sinh các sàn xe và rửa vỏ

Bước 8: CVDV kiểm tra xe lần nữa trước khi giao xe

Bước 9: Thanh toán

Bước 10: Giao xe và chào khách hàng

Bước 11: Chăm sóc khách hàng bằng cách hỏi về tính trạng sau khi bảo dưỡng xe

Bước 12: Gọi điện và chăm sóc hỏi thăm và gửi các chương trình khuyến mãi đến khách hàng.

Ba nguyên tắc quan trọng trong việc bảo dưỡng xe ô tô định kỳ mà chủ xe cần nhớ

Nguyên tắc số 1: Ghi nhớ lịch trình bảo dưỡng

Vấn đề bảo dưỡng ô tô nên tiến hành theo thời gian quy định để đảm bảo các chi tiết của các bộ phận xe hoạt động một cách tốt nhất. Chủ xe nên ghi nhớ hoặc sắm một cuốn sở bảo dưỡng để có thể theo dõi chính xác nhất, tránh tình trạng quá thời gian hoặc tốn kém khi lịch bảo dưỡng tới dày đặc.

Nguyên tắc số 2: Nên kiểm tra xe thường xuyên

Việc kiểm tra và bảo dưỡng định kỳ, trước khi xe được đưa vào hoạt động, các tài xế nên chú ý quan sát các bộ phận cơ bản giúp xe tránh những rủi ro. Những hệ thống mà người dùng có thể kiểm tra như:

Xem thêm  Đi Ô Tô Cần Mang Theo Giấy Tờ Xe Gồm Những Gì? Mức Phạt Với Xe Thiếu Giấy Tờ

Hệ thống phanh: Kiểm tra mức độ ổn định trong lúc phanh hay độ mòn của má phanh, dầu ống phanh cũng như phanh thử để biết nó có phát ra tiếng kêu bất ổn không. Nếu trong lúc phanh có phát hiện ra những dấu hiệu bất thường nên đến các trung tâm bảo dưỡng xe để kiểm tra và phục hồi các vấn đề một cách tốt nhất.

  • Hệ thống lái: Chỉnh sửa bánh lái và xem thử tay lái có bị lệch không hoặc nặng tay lái hay không.
  • Hệ thống treo: Kiểm tra các mức độ và chắc chắn khả năng giảm chấn hay lò xo, cao su…
  • Hệ thống chiếu sáng: Bật hoặc tắt để quan sát những hoạt động của hệ thống đèn chiếu sáng xe bằng cặp mắt thường.
  • Đèn cảnh báo trên đồng hồ taplo: nhằm đảm bảo được đèn sáng sau 60s kể từ khi bật. Sau khi máy khởi động, các đèn đều phải tắt hết. Nếu đèn còn sáng, xe cần phải kiểm tra bộ phận đó.
  • Ắc quy: Mỗi tháng, bình ắc quy cần được kiểm tra mỗi tháng một lần. Bên cạnh đó chủ xe cần được vệ sinh, mức dung dịch.
  • Lốp: Có thể sử dụng mắt thường để kiểm tra bằng cách nhìn và lốp xem thử mức độ mòn và căng của lốp là bao nhiêu.
  • Cần gạt mưa, nước rửa kính: Kiểm tra bộ phận này có hoạt động tốt trong những điều kiện thời tiết không bình thường không.
  • Dung dịch làm mát động cơ: đảm bảo được dung dịch làm mát luôn đầy đủ nếu thiếu thì bổ sung kịp thời.

Nguyên tắc số 3: Lựa chọn các trung tâm bảo dưỡng uy tín & chất lượng

Lựa chọn trung tâm bảo dưỡng uy tín là nguyên tắc cuối cùng trong quá trình bảo dưỡng xe ô tô. Trước khi đưa xe đến trung tâm bảo dưỡng, người tiêu dùng nên tìm hiểu và lựa chọn những hãng trung tâm uy tín và chất lượng tốt, từ đó người dùng có thể yên tâm giao xe của mình cho các trung tâm bảo dưỡng đó.

Kết luận

Như vậy Nghiện Car đã chia sẻ đến quý độc giả những thông tin hữu ích nhất về bảo dưỡng ô tô là gì? mục đích của việc bảo dưỡng ô tô cũng như thời gian quy định, các hạng mục bảo dưỡng. Hy vọng với bài viết trên các bạn có thể hiểu thêm những những đặc điểm của nó để có những trang bị tốt cho chiếc ô tô của mình.